Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao không nên kết hôn quá sớm

Mỗi người cần phải thật sự hiểu bản thân, mục tiêu cá nhân cũng như nắm rõ về đối phương trước khi chính thức đi đến hôn nhân.

Những cặp đôi kết hôn khi còn ít tuổi dễ ly hôn hơn các đôi vợ chồng khác. Ảnh: Luiz Gustavo Miertschink/Pexels.

Kết hôn sớm có thể tạo ra nhiều thách thức cho các cặp đôi trẻ. Một cuộc hôn nhân thực tế và hạnh phúc sẽ tồn tại lâu dài hơn khi mọi người đã trưởng thành, tài chính ổn định và hiểu rõ nhu cầu của bản thân.

The Daily Star chia sẻ những lý do thế hệ trẻ không nên vội vàng trong việc kết hôn.

Thiếu kinh nghiệm sống: Trước khi đưa ra quyết định bước ngoặt lớn trong đời, mọi người cần hiểu rõ những khó khăn và nghĩa vụ đi cùng với hôn nhân. Nếu một cặp đôi trẻ kết hôn sau khi hẹn hò một năm, cuộc sống của họ sẽ như những ngày tháng của sinh viên, chưa có được sự tự do và thoải mái.

Tài chính bấp bênh: Khi còn ít tuổi, tài chính của nhiều người vẫn còn kém, chưa ổn định. Điều này sẽ gây ra rất nhiều áp lực, đặc biệt là vấn đề thu nhập chung của gia đình. Điển hình là cặp đôi vẫn đang học đại học hoặc mới bắt đầu sự nghiệp không thể hỗ trợ tài chính cho nhau. Các trường hợp này thường chỉ sống nhờ một đồng lương, khiến mối quan hệ giữa hai người càng thêm căng thẳng.

Quan hệ xã hội hạn chế: Mỗi khi gặp khó khăn, các cặp vợ chồng trẻ thường phải tự mình lo liệu, ít được giúp đỡ bởi không có nhiều bạn bè. Những gia đình nhỏ như vậy nên xây dựng mối quan hệ thân thiết với hàng xóm để nhận được thêm nhiều trợ giúp, lời khuyên.

Ket hon som anh 1
Nhiều cặp đôi trẻ hối hận vì phải đánh đổi quá nhiều thứ khi kết hôn sớm. Ảnh: Jcomp/Freepik.

Phát triển cá nhân kém: Trong khi tuổi trẻ là thời điểm để khám phá bản thân, hôn nhân cần có nhiều sự cống hiến và liên kết chặt chẽ với nửa kia. Các cô gái đặc biệt dễ hối hận với quyết định cưới sớm vì cảm thấy chưa đủ thời gian theo đuổi công việc và sở thích cá nhân.

Khác biệt mục tiêu sống: Hai người có thể có những mục tiêu và nguyện vọng khác nhau. Không ít trường hợp một người mong muốn ổn định, song nửa kia lại muốn được đi khám phá, trải nghiệm nhiều nơi. Từ đó, các cặp đôi dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Hơn nữa, những gì họ coi trọng bây giờ chưa chắc đã là sự ưu tiên thích hợp khi họ trưởng thành hơn ở tuổi 30-40.

Dễ dàng ly hôn: Theo nghiên cứu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (Anh), các cặp đôi kết hôn ở độ tuổi 20 dễ ly hôn hơn so với những đôi vợ chồng cưới nhau năm 30 tuổi. Nguyên nhân chính là họ chưa đủ chín chắn và tài chính gia đình cũng không ổn định.

Đánh đổi nhiều thứ: Để duy trì hôn nhân, dành sự ưu tiên cho gia đình, mọi người có thể phải từ bỏ một số sở thích hay gác lại sự nghiệp. Về lâu dài, điều này khiến mỗi người nảy sinh sự hối hận, thậm chí là ghét bỏ và oán hận.

Thiếu kỹ năng sống: Khi còn trẻ, nhiều người chưa khéo léo trong việc ăn nói hay cư xử khi đối mặt với các xung đột. Như vậy, những khó khăn trong đời sống hôn nhân càng là thách thức lớn với các cặp đôi ít tuổi.

Với những mục tiêu và lối sống khác nhau, các đôi vợ chồng kết hôn sớm không dễ để cùng nhau phát triển, hoàn thiện bản thân cũng như gia đình. Do đó, họ thường gặp khó khăn trong việc duy trì hôn nhân, thường xuyên xảy ra bất đồng.

Quán ăn Nhật Bản miễn phí cho cha mẹ đơn thân

Mỗi thứ bảy tại Nagoya (Nhật Bản), các gia đình đơn thân sẽ được thưởng thức bữa tối miễn phí khi ghé thăm nhà hàng thịt nướng Yakiniku Awaza.

Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi

Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.

Hương Giang

Bạn có thể quan tâm