Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao mũ bảo hiểm kém chất lượng vẫn có tem hợp quy?

Lợi dụng việc cơ quan chuyên môn chỉ kiểm định chất lượng lô mũ sản xuất đầu tiên, doanh nghiệp đã giảm bớt thành phần nguyên liệu ở các lô hàng sau nhưng vẫn dán tem hợp quy (CR).

Ngày 1/8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an Hà Nội) đang tạm giữ hơn 5.000 chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng, đã được các doanh nghiệp sản xuất dán tem hợp quy (CR) để tung ra thị trường tiêu thụ.

N
Hơn 5.000 mũ bảo hiểm không đạt chất lượng bị cảnh sát tạm giữ.

Đầu tháng 7, Công an Hà Nội đã kiểm tra 6 điểm kinh doanh mũ bảo hiểm lớn trên địa bàn, lấy 21 mẫu mũ do 11 nhà sản xuất phân phối để kiểm định chất lượng tại Tổng cục tiêu chuẩn chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Theo kết luận của cơ quan chuyên môn, 21 mẫu gửi kiểm định, chỉ có 4 mẫu mũ của 3 nhà sản xuất đạt chất lượng; 17 mẫu của 8 nhà sản xuất không đạt chất lượng. Căn cứ kết quả trên, lực lượng chức năng đã ra quyết định tịch thu toàn bộ số mũ kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

N
Mũ không đảm bảo chất lượng những vẫn được dán tem hợp quy.

Liên quan đến vụ việc này, đại diện Phòng PC46 cho rằng, ý thức của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mũ bảo đang "có vấn đề". Có dấu hiệu cho thấy, các doanh nghiệp đã lợi dụng việc cơ quan chuyên môn chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm ở lô mũ đầu tiên, sau đó lén lút giảm bớt thành phần nguyên liệu, chất lượng sản phẩm ở các lô hàng sản xuất tiếp theo để cho "ra lò" số mũ không đạt chuẩn như cam kết.

Người bán MBH rởm 'thất nghiệp', chuyển qua bán kính râm

Từ ngày cơ quan chức năng kiểm tra nhắc nhở người dân đội mũ không đủ 3 lớp, nhiều người bỏ nghề bán mũ rởm chuyển sang bán kính râm và khẩu trang.

Thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng Phòng PC46 cho biết, đã đề xuất Công an thành phố có văn bản đề nghị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra với 8 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm kể trên.

V.Đức

Bạn có thể quan tâm