1. Núi lửa Tambora nằm ở quốc gia nào?
Tambora là núi lửa nằm trên đảo Sumbawa, Indonesia. Núi có độ cao 2.722 m so với mực nước biển. Ảnh: New York Post. |
2. Lần phun trào mạnh nhất của núi lửa Tambora diễn ra năm nào?
Ngày 10/4/1815, núi lửa Tambora phun trào sau nhiều năm “ngủ yên”. NASA ước tính vụ phun trào tạo ra cột khói cao 43 m. Hơn 60 triệu tấn khí sulfur và 100 tỷ m3 tro bụi, đá bọt bị đẩy vào không khí và bay xa ít nhất 1.300 m về phía Tây Bắc. Thảm kịch kéo dài 72 giờ, khiến làng Tambora bị xóa sổ. Theo Wowshack, khoảng 10.000 người tử vong ngay lập tức vì không kịp sơ tán. Hơn 70.000 người chết sau khi thảm họa xảy ra, chủ yếu do nạn đói và không khí bị ô nhiễm. Ảnh: Brilio. |
3. Hiện tượng tự nhiên nào khiến năm 1816 không có mùa hè?
Một năm sau vụ phun trào núi lửa Tambora, Trái Đất gặp phải những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ. Đám mây bụi khổng lồ từ núi lửa khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 1816 giảm 3 độ C. |
4. Phát minh nào ra đời sau ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa Tambora?
Năm 1816 không có mùa hè khiến yến mạch trở nên khan hiếm và giá bán tăng vọt 700%. Không có yến mạch để nuôi ngựa, người nông dân buộc phải tìm cách vận chuyển khác thay thế. Ông Karl Drais, một nhà phát minh người Đức, đã tạo ra chiếc xe đẩy chân thay cho xe ngựa. Đây được cho là tổ tiên của xe đạp ngày nay. Ảnh: Watson. |
5. Khu vực thường xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần được gọi là gì?
Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực thường xảy ra các hiện tượng tự nhiên nguy hiểm như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Vành đai lửa có hình dạng giống vành móng ngựa, có chiều dài khoảng 40.000 km. Khu vực này còn có tên gọi khác là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Indonesia, Philipines, Nhật Bản là các quốc gia châu Á nằm trong khu vực nguy hiểm này. Ảnh: For Your Society. |