Năm dương lịch được tính dựa trên thời gian một vòng Trái Đất quay quanh?
Trong thiên văn học, năm Julian hay năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời. Một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. |
Vì sao có năm có 365, có năm có 366 ngày?
Trong thời gian mỗi vòng Trái Đất quay quanh Mặt Trời, mỗi năm đều dư lại 5 giờ 48 phút 46 giây. Sau 4 năm liên tiếp, số thời gian dư này vừa đủ cộng thành một ngày và được cộng vào tháng 2 của năm thứ 4. Do đó, năm này được gọi là năm nhuận, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”. |
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của?
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (sao Thái âm). Trung bình mỗi lần trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Người xưa lấy khoảng thời gian này để làm đơn vị đo, gọi là tháng. Do đó, có tháng đủ 30 ngày, có tháng thiếu, chỉ có 29 ngày. |
Vì sao năm nay không có 30 Tết?
Theo cách tính lịch âm của Đài Thiên văn Quốc gia Trung Quốc, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, dẫn đến tháng thừa, tháng thiếu ngày. Tháng nào năm trước đã đủ 30 ngày thì năm sau sẽ thiếu và chỉ còn 29 ngày. Do đó, âm lịch năm 2022, 2025 sẽ đều không có ngày 30 Tết mà chỉ có ngày 29. |
Nước nào sử dụng lịch âm sớm nhất thế giới?
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, từ thời cổ đại, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới. |
Một năm âm lịch thường có bao nhiêu ngày?
Trong chu kỳ, từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, Mặt Trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần. Do đó, người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một năm. Một năm âm lịch thường có 354 hoặc 355 ngày. |
Vì sao có năm có 13 tháng âm lịch?
Sách “10 vạn câu hỏi vì sao” giải thích nguyên nhân như sau: Một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi một năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày. Như vậy, mỗi năm còn dư lại 10-11 ngày. Ba năm liên tiếp sẽ dư hơn một tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm một tháng vào năm thứ 3, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày. |