Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao người Anh ghét chữ 'soccer'?

Không biết về nguồn gốc thực sự của "soccer", nhiều người hâm mộ bóng đá Anh cực đoan vẫn cho rằng "soccer" bắt nguồn từ Mỹ và chê bai từ này.

Ngày nay, người Mỹ gọi môn bóng đá mà chúng ta phần lớn biết đến là "soccer" (chính là môn thể thao với giải vô địch thế giới đang diễn ra!). Tuy nhiên, người Anh cũng có "soccer" nhưng không phải là "bóng đá", theo Wall Street Journal.

Tuy nhiên trước đó, "soccer" là một từ gốc Anh nhưng không chỉ môn thể thao mà con người vẫn biết.

Năm 1863, Hiệp hội bóng đá Anh đã soạn thảo "Luật trò chơi" để phân biệt bóng đá với những môn thể thao với bóng khác, đặc biệt là bóng bầu dục. Môn này trong tiếng Anh có tên là "rugby" - trùng tên với nơi sinh ra nó - Trường Rugby.

Tại Trường Rugby, cũng như ĐH Oxford, sinh viên đã phát triển một kiểu tiếng lóng đặc biệt bằng cách lấy một âm tiết từ một từ và thêm hậu tố "-er". Do đó, bóng đá ("football") trở thành "footer", bóng bầu dục ("rugby") trở thành "rugger", và các môn bóng chơi theo đội ("association football", gọi tắt là "assoc.") có tên là "socker" hoặc "soccer".

soccer hay football anh 1

Từ "soccer" có nguồn gốc từ Anh, để chỉ môn bóng đá. Tuy nhiên, người Anh không dùng từ này, thay vào đó là "football". Ảnh: Reuters.

Từ "soccer" với nghĩa là "bóng đá" được sử dụng sớm nhất từ tháng 11/1885, trong bức thư gửi cho biên tập viên của Marlburiian, được xuất bản bởi ĐH Marlborough (Anh) để khiếu nại về việc trường không có "các môn bóng chơi theo đội" (association football).

Chỉ một tháng sau, một phóng viên của Oldhallian - tạp chí nội bộ của trường Old Hall (Anh) - cũng đã dùng từ "soccer" để đưa tin về một trận bóng đá tại Oxford.

Khi môn bóng đá được du nhập vào các nước khác, đặc biệt là các nước Mỹ, Canada hay Australia, họ gọi "bóng đá" là "soccer", trong khi "football" lại dùng để chỉ môn bóng bầu dục - "rugby".

Vào đầu thế kỷ 20, khi bóng đá bắt đầu phát triển ở Mỹ, các bài báo đã giải thích nguồn gốc của người Anh đối với từ "soccer". Tuy nhiên, dù "soccer" với người Anh chỉ là tiếng lóng, người Mỹ vẫn sử dụng từ này để đặt tên cho hiệp hội bóng đá quốc gia. Theo đó, Hiệp hội Bóng đá Mỹ đã được đổi tên từ "The U.S. Football Association" thành "The U.S. Soccer Football Association" và cuối cùng là "The U.S. Soccer Federation".

Từ những năm 1980, "soccer" dần trở thành thuật ngữ tiêu chuẩn ở Mỹ để chỉ môn bóng đá dù bị phản đối nặng nề ở Anh.

Trong cuốn It's Football, Not Soccer (And Vice Versa) xuất bản năm 2018, 2 tác giả là Stefan Szymanski và Silke-Maria Weineck sau khi theo dõi nguồn gốc của từ "soccer" cho hay trong tiếng Anh - Anh, "soccer" dù có nguồn gốc từ Anh nhưng lại trở thành từ "không được dùng và bị ghét bỏ". Không biết về nguồn gốc thực sự của "soccer", nhiều người hâm mộ bóng đá Anh cực đoan vẫn cho rằng "soccer" bắt nguồn từ Mỹ và chê bai từ này.

Để quảng cáo sản phẩm trong mùa World Cup 2022, thương hiệu snacks khoai tây nổi tiếng Frito-Lay đã tận dụng sự khác biệt này để làm một đoạn phim quảng cáo có sự góp mặt của hàng loạt ngôi sao bóng đá tranh cãi về việc môn thể thao này nên được gọi là "football" hay "soccer" trong lúc thưởng thức sản phẩm của họ.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

'Thao túng tâm lý' là từ của năm 2022

Tỷ lệ tìm kiếm thuật ngữ thao túng tâm lý (gaslighting) đã tăng 1.740% trong năm 2022.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm