1. Trong top các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia đứng vị thứ bao nhiêu?
Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Indonesia dù không phải quốc giáo. Khoảng 90% dân số đất nước vạn đảo theo tôn giáo này. Thống kê của World Atlas cho biết hiện Indonesia là quốc gia dẫn đầu top các nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, với hơn 227,2 triệu người. Tiếp theo danh sách này có các nước như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh... Ảnh: National Geographic. |
2. Hồi giáo có mặt tại Indonesia vào khoảng thời gian nào?
Các tài liệu lịch sử ghi nhận Hồi giáo có mặt ở Indonesia từ thế kỷ 13, khi các thương nhân Ấn Độ ghé đến nước này và truyền giáo. Sử gia Anh D.G.E. Hall trong tác phẩm nổi tiếng Lịch sử Đông Nam Á nhận xét rằng, Hồi giáo du nhập vào Indonesia có xu hướng tha thứ tập quán, tín ngưỡng bản địa không phù hợp với luật tục khắt khe của tôn giáo chính thống. Ảnh: Seraa Media. |
3. Với người Hồi giáo, loại thực phẩm nào sau đây được xem là điều cấm kỵ?
Người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn vì họ cho rằng lợn là loài vật ô uế, dơ bẩn. Do đó, ở một quốc gia đông người Hồi giáo như Indonesia, bạn sẽ hiếm thấy thịt lợn. Có một số giải thích khác nhau cho sự kiêng kỵ này. Người ta cho rằng trong kinh Koran của đạo Hồi từng nói về việc cấm ăn thịt lợn, nên đây trở thành quy định khắt khe. Ý kiến khác lại lý giải kiêng kỵ này do việc chăn nuôi lợn và ăn thịt lợn khi xưa có thể dẫn đến dịch bệnh. Ảnh: Epicurious.
|
4. Tháng chay Ramadan của người Hồi giáo diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm?
Tháng chay Ramadan của người Hồi giáo diễn ra vào tháng 9 hàng năm theo lịch Hồi. Thời gian chính xác của tháng chay thường có sự chênh lệch nhẹ tùy thuộc từng quốc gia. Người Hồi giáo tin rằng đây là khoảng thời gian nhà tiên tri Mohammed nhận được phần cuối cuốn Khải huyền từ Thượng đế, trở thành kinh Koran, nên tháng 9 là tháng linh thiêng, là thời điểm để sám hối. Ảnh: Reuters. |
5. Trong tháng chay Ramadan của người Hồi giáo, bữa ăn thịnh soạn "xả chay" cuối ngày sau khi mặt trời lặn gọi là gì?
Trong tháng chay Ramadan của người Hồi giáo, đều đặn mỗi ngày, người ta sẽ nhịn ăn trong khoảng thời gian giữa lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn. Đến cuối ngày, một bữa ăn gọi là Iftar sẽ kết thúc quá trình chay tịnh, thường gọi là bữa ăn "xả chay". Ảnh: Pakiholic. |
6. Món ngọt nào được dùng phổ biến trong tháng chay Ramadan ở Indonesia?
Kolak là món ngọt phổ biến trong tháng chay Ramadan, làm từ đường cọ, nước cốt dừa và các loại trái cây như chuối, mít, khoai lang, bí ngô... Nhờ món kolak, lượng đường trong máu có thể cải thiện sau nhiều giờ nhịn ăn. Ảnh: Indoindians.
|
7. Hầu hết người Hồi giáo Indonesia kiêng thịt lợn, song tại đất nước này vẫn có một đặc sản nổi tiếng từ thịt lợn. Món ăn đó có tên là gì?
Thịt lợn sữa quay Babi Guling với lớp da giòn tan là món cổ điển trứ danh của Indonesia, cũng là điều kỳ lạ giữa đất nước có phần đông dân số theo Hồi giáo kiêng thịt lợn. Thành phần quan trọng làm nên món Babi Guling ngon khó cưỡng là hỗn hợp basa gede gồm nhiều gia vị như hẹ tây, tỏi, gừng, galangal, kencur, nghệ, ớt, tiêu, muối, rau thơm... Ảnh: Vacation Bali Indonesia. |