Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao người lái xe BMW bị kỳ thị ở Trung Quốc

Dù là thương hiệu xe sang bán chạy ở Trung Quốc, BMW lại thường gắn với các vụ tai nạn kinh hoàng và những phát ngôn lệch lạc trên mạng xã hội.

Ở Trung Quốc, người lái xe BMW thường bị chỉ trích là giàu có nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm.

Ngày 11/4, vụ tài xế lái chiếc BMW gây tai nạn rồi bỏ chạy được đưa ra xét xử và thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó, tòa án đã quyết định hoãn phán quyết do "sự phức tạp của vụ án", theo What's on Weibo.

Vụ việc xảy ra ở Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hồi tháng 9/2022. Một phụ nữ tên Xiao đã lái xe đâm vào một người đi xe đạp điện, người này sau đó bị kéo lê dưới gầm ôtô hàng km trước khi chiếc xe bị cảnh sát giao thông chặn lại.

Đoạn phim ghi lại cảnh tượng gây sốc lan truyền trên mạng và khiến nhiều người phẫn nộ.

Sau khi gây tai nạn, tài xế không hợp tác và chỉ dán mắt vào chiếc điện thoại của mình. Cảnh sát cho biết người này đã lái xe trong tình trạng say xỉn.

Ngày 22/5/2021, một chiếc BMW màu đen đã lao vào đám đông người đi bộ ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc, khiến 5 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Người gây tai nạn được cho là đã cố tình lao vào đám đông để "trả thù xã hội" sau một vụ đầu tư thất bại.

Tháng 10/2021, tài xế bị tuyên án tử hình. Bản án được thi hành hôm 7/4 vừa qua.

Hồi tháng 1, 13 người bị thương, 5 người thiệt mạng trong sự cố giao thông liên quan đến một chiếc BMW lao vào người đi bộ ở Thiên Hà, Quảng Châu. Vụ việc thu hút sự chú ý trên mạng do có nhiều tình tiết giống với vụ đâm xe bỏ chạy ở Đại Liên.

Hiện tượng "BMW đâm người"

Trong 3 trường hợp kể trên, thương hiệu xe hơi BMW luôn được đề cập rõ ràng trong các tiêu đề và hashtag. Khi tìm kiếm cụm từ "BMW đâm người" bằng tiếng Trung, hàng trăm kết quả trả về, có liên quan đến những vụ tai nạn nổi cộm trong suốt nhiều năm qua.

Tháng 10/2003, một chiếc ôtô BMW lao vào đám đông tại Cáp Nhĩ Tân. Vụ việc khiến một người thiệt mạng và 12 người khác bị thương. Người lái xe, Su Xiuwen, sau đó bị kết án hai năm tù.

xe bmw anh 1

Tài xế lái chiếc BMW say xỉn, gây tai nạn rồi bỏ chạy hồi tháng 9/2022.

Trong một vụ việc gây phẫn nộ khác, một cậu bé 3 tuổi ở Tín Nghĩa, Giang Tô, đã chết dưới bánh xe BMW sau khi bị cán qua 4 lần trong vòng chưa đầy 30 giây. Mặc dù vụ việc là một tai nạn, người lái xe đã bỏ đi và thậm chí gọi xe cứu thương cho đứa trẻ.

Năm 2016, một tài xế BMW lao vào đám đông ở Thẩm Dương, khiến 2 người thiệt mạng và 6 người bị thương. Các sự cố khác đã xảy ra ở Nam Kinh (năm 2011, 2015), Đông Quan (2012), Thành Đô (2012) và ở nhiều thành phố khác trên khắp Trung Quốc, nơi các tài xế bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi va chạm, thường gây thương tích hoặc làm chết người.

Từ những năm 2010, tác giả Meng Ke đã viết về hiện tượng "BMW đâm người" ở Trung Quốc, cho thấy cụm từ này đã được dùng để thể hiện "sự giàu có vô đạo đức". Theo bài báo, thương hiệu BMW không chỉ nổi tiếng là chiếc xe yêu thích của giới nhà giàu, mà còn là "vũ khí" của những kẻ thừa tiền nhưng thiếu đạo đức.

"Tôi thà khóc trong một chiếc BMW"

Quan điểm cho rằng những người lái BMW không chỉ giàu có, mà còn ham vật chất đã phổ biến ở Trung Quốc trong nhiều năm.

Điều này cũng được phản ánh bằng meme nổi tiếng "Tôi thà khóc trong một chiếc BMW". Câu nói này trở thành cơn sốt trên mạng vào năm 2010 khi xuất hiện trong chương trình hẹn hò nổi tiếng Fei Cheng Wu Rao (If You Are the One).

Ma Nuo, nữ thí sinh 20 tuổi trong chương trình, được hỏi liệu cô có muốn đi xe đạp với một trong các thí sinh nam hay không. Đáp lại, cô nói rằng mình "thà khóc trên xe BMW còn hơn cười phía sau yên xe đạp".

Ngay sau đó, Ma đã bị cư dân mạng chỉ trích, công kích là "kẻ đào mỏ", đề cao giá trị vật chất hơn cả tình yêu. Ma cũng bị chế giễu, bắt nạt trên mạng trong nhiều năm.

BMW, viết tắt của Bayerische Motoren Werke AG, nhưng thường bị đổi thành "Be My Wife" hoặc "Bie Mo Wo" (đừng chạm vào), những cụm từ mỉa mai rằng chủ sở hữu BMW là bất khả xâm phạm.

xe bmw anh 2

Tài xế BMW thường trở thành đề tài bàn tán theo hướng tiêu cực trên mạng xã hội.

Sự phổ biến của cụm từ "thà khóc trong xe BMW", "Bie Mo Wo" và "Be My Wife" cho thấy sức ảnh hưởng của thương hiệu BMW. Trong mắt của nhiều người, hãng xe này tượng trưng cho tiền bạc, vốn liếng và địa vị.

Trên thực tế, sự thành công của BMW tại thị trường Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh cao cấp, sang trọng và sành điệu của thương hiệu. Do đó, những tin tức tiêu cực hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh tiếp thị của hãng, tạo ra xung đột gay gắt giữa nhận thức tích cực về thương hiệu và dư luận không thuận lợi mà hãng nhận được.

Khảo sát của Viện nghiên cứu Hurun về các thương hiệu xa xỉ của Trung Quốc chỉ ra rằng chủ sở hữu BMW thường bị coi là "phô trương, ham vật chất và thiếu tinh thần trách nhiệm".

Trong những năm gần đây, BMW đã phải tích cực thay đổi chiến lược tiếp thị ở thị trường Trung Quốc. Thay vì chỉ tập trung vào niềm vui và sự sang trọng, hãng xe hơi của Đức cũng chú trọng hơn vào các giá trị và trách nhiệm xã hội.

BMW Trung Quốc bắt đầu tài trợ cho các dự án nghệ thuật và văn hóa, đồng thời đóng vai trò nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho trẻ em. Đại sứ thương hiệu của BMW tại Trung Quốc là ca sĩ kiêm diễn viên Dịch Dương Thiên Tỉ, người có lượng fan khổng lồ trên mạng xã hội.

Vụ bắt cóc, giết người trên phố nhà giàu gây rúng động Hàn Quốc

Sau vụ sát hại một phụ nữ liên quan đến các khoản đầu tư tiền điện tử, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc thiếu quy định gây rủi ro tài chính cho nhà đầu tư, làm gia tăng tội phạm.

Quyền lực của sự quyến rũ

Trong cuốn Nghệ thuật quyến rũ, tác giả Robert Greene giúp độc giả khám phá và phát huy những lợi điểm vốn có bên trong để tạo ảnh hưởng đối với người khác thông qua một số phương pháp và kỹ năng được hướng dẫn cụ thể. Theo bà, quyến rũ là một trò chơi tâm lí, chứ không phải vẻ đẹp bề ngoài, và trở thành một chuyên gia quyến rũ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì ai.

Lê Vy

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm