Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao người miền Nam không bày chuối trên mâm ngũ quả ngày Tết?

Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp Tết Nguyên đán. Mỗi loại quả mang ý nghĩa riêng theo phong tục từng miền.

Mam ngu qua 3 mien anh 1

1. Vì sao người miền Nam không bày chuối trên mâm ngũ quả?

  • Chuối tượng trưng cho làm việc ăn lụi bại
  • Chuối không được người miền Nam chuộng dùng 
  • Gắn với những điều xui xẻo

Người miền Nam cho rằng, chuối gắn liền với việc thất bại trong làm ăn. Quan niệm này xuất phát từ cách phát âm của quả chuối theo giọng người miền Nam là "chúi", gần nghĩa với "chúi lủi", chỉ việc làm ăn chúi lủi, khó phất. Ảnh: Topimages.


Mam ngu qua 3 mien anh 2

2. Vì sao người miền Nam lại bày quả sung trên mâm ngũ quả?

  • Cầu sức khỏe
  • Cầu danh vọng
  • Cầu tài lộc

Quả sung mang ý nghĩa sung túc, đủ đầy, được gia chủ chọn đặt lên mâm ngũ quả cúng gia tiên ngày Tết với mong muốn cầu tài lộc trong năm mới. Quả sung thường xuất hiện trên mâm ngũ quả của người miền Nam. Ảnh: Sakasaka.

Mam ngu qua 3 mien anh 3

3. Mâm ngũ quả thường có những màu sắc gì?

  • Trắng, xanh, đen, đỏ, vàng
  • Xanh, đỏ, vàng
  • Vàng, đỏ, trắng, xanh

Theo quan niệm của người miền Bắc, mâm ngũ quả phải được bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng. Ảnh: Topimages.

Mam ngu qua 3 mien anh 4

4. Bánh tổ đặc sản của người Quảng Nam dịp Tết còn có tên gọi khác là gì?

  • Bánh gừng
  • Bánh niên cao
  • Bánh nếp

Bánh tổ có xuất xứ từ Quảng Nam, là món ăn truyền thống trong mỗi dịp Tết của người dân xứ Quảng. Bánh có tên gốc là niên cao theo tiếng Trung, vì hay được dùng để thờ cúng tổ tiên nên về sau người ta quen gọi là bánh tổ. Ảnh: Colormyring.

Mam ngu qua 3 mien anh 5

5. Quả cam, quýt tượng trưng cho điều gì đối với người miền Nam trong dịp Tết?

  • Con đàn cháu đống
  • May mắn
  • Lam lũ, cam chịu

Trái với người Bắc, người miền Nam coi cam, quýt là loại quả kém may mắn trong dịp năm mới. Cam, quýt gắn liền với quan niệm "quýt làm cam chịu", mang ý nghĩa lam lũ, vất vả, nên không được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ảnh: Flickr.

Mam ngu qua 3 mien anh 6

6. Quả phật thủ có tên gọi nguyên bản là gì?

  • Thanh yên
  • Bưởi chanh
  • Bàn tay Phật

Thanh yên hay chanh yên là tên gọi khoa học của quả phật thủ thường được trồng hay đặt trên mâm ngũ quả dịp Tết. Thanh yên được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, loài quả này quen thuộc với tên gọi phật thủ bởi có hình dánh giống bàn tay Phật. Ảnh: Nisasukarso.

Mam ngu qua 3 mien anh 7

7. "Cầu sung vừa đủ xài" là quan niệm cầu may ngày Tết gắn liền với những loại quả nào?

  • Hồng xiêm, mãng cầu, sung, xoài, thanh long
  • Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài
  • Đu đủ, xoài, dứa, sầu riêng, sung

Theo quan niệm của người miền Nam dịp Tết Nguyên đán, mâm ngũ quả gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài tượng trưng cho quan niệm "cầu sung vừa đủ xài". Các loại quả biểu trưng cho một năm mới sung túc, may mắn vừa đủ. Ảnh: Flickr.

Khám phá mâm cơm ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc

Gà luộc, bánh chưng, giò lụa, dưa hành, chả nem... là những món ăn truyền thống quen thuộc, dân dã trên mâm cơm ngày Tết Âm lịch của người miền Bắc.





Bích Phương

Bạn có thể quan tâm