Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Vì sao nhà sản xuất 'Taxi Driver 2' chọn Việt Nam để quay phim

Kdrama lấy bối cảnh nước ngoài được cho sẽ thu hút các nhà tài trợ, quảng cáo, công ty du lịch quốc tế, nhưng đồng thời vẫn góp phần thúc đẩy "làn sóng Hàn Quốc".

Trở lại với mùa 2, Taxi Driver, bộ phim Hàn Quốc có rating (tỷ suất người xem) ấn tượng, nhận được nhiều sự quan tâm khi lấy bối cảnh chủ yếu tại Việt Nam trong hai tập đầu.

Nhiều địa danh nổi tiếng của Việt Nam như vịnh Hạ Long, cầu Rồng Đà Nẵng, nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) xuất hiện ấn tượng trên màn ảnh nhỏ xứ Hàn và được khán giả quốc tế khen ngợi.

Kể từ khi "Hallyu" (hay làn sóng Hàn Quốc) lần đầu tiên đưa phim truyền hình Hàn Quốc đến với khán giả nước ngoài vào những năm 1990, người hâm mộ quốc tế ngày càng quen thuộc với các địa điểm quay phim trên khắp xứ sở kim chi.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, bối cảnh Kdrama đã không còn giới hạn trong phạm vi đất nước Đông Á, mà còn có thể bao gồm các điểm đến nổi tiếng trên khắp thế giới.

Theo Joan MacDonald, nhà văn và biên tập viên tại KPopStarz, một trang tin tức về Kpop và Kdrama nổi tiếng, phim Hàn lấy bối cảnh một phần hay thậm chí toàn bộ ở các quốc gia khác chắc chắn là xu hướng đang phát triển và sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa.

Quá trình sản xuất phim thay đổi

Trước Taxi Driver 2, nhiều bộ Kdrama nổi tiếng khác cũng được quay ở nhiều quốc gia.

Năm 2017, bộ phim giả tưởng Goblin do Gong Yoo và Kim Go Eun đóng chính có nhiều cảnh được quay tại Canada. Bộ phim truyền hình năm 2016 Hậu duệ mặt trời được quay chủ yếu ở Hy Lạp.

taxi driver 2 anh 1

Cảnh phim quay tại Canada của "Goblin".

Cùng năm, The Package, với sự tham gia của Jung Yong Hwa và Lee Heon Yee, được quay ở Pháp với một vài tập lấy bối cảnh ở Mont-Saint-Michel.

Memories of Alhambra (2018), có sự tham gia của Hyun Bin và Park Shin Hye, lấy bối cảnh chủ yếu ở Granada, và còn quay thêm tại Budapest, Hungary và Slovenia.

Bộ phim tình cảm lãng mạn Encounter (2018), do Park Bo Gum và Song Hye Kyo đóng chính, có nhiều phân cảnh được quay ở Cuba.

Dù phim truyền hình lấy bối cảnh ở các quốc gia khác có thể là một xu hướng đang phát triển, cho đến nay, việc quay phim ở nước ngoài hầu như chỉ giới hạn ở sản phẩm bom tấn, được đầu tư lớn.

Nina Jung, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế tại Ủy ban Điện ảnh Seoul, nói: "Những bộ phim quay ở nước ngoài chắc chắn đều có ngôi sao lớn. Địa điểm nước ngoài đồng nghĩa với một dàn diễn viên nhiều ngôi sao. 'Memories of Alhambra', 'Encounter', và 'Goblin' đều là những phim được đầu tư mạnh".

taxi driver 2 anh 2

Phim "Encounter" được quay ở Cuba.

Ngày nay, nhiều bộ phim truyền hình là sản phẩm của các công ty sản xuất độc lập. Hệ thống kênh phát hành cũng được mở rộng so với trước. Ngoài các nhà đài lớn như KBS, MBC và SBS, có những lựa chọn thay thế như tvN, JTBC và các kênh phát sóng khác như Netflix.

tvN trở thành kênh truyền hình cáp nổi tiếng nhờ sản xuất các chương trình lấy bối cảnh ở nước ngoài, bao gồm loạt show truyền hình thực tế thành công như Grandpa Over Flowers (quay ở Pháp), New Journey to The West (quay ở Trung Quốc, Việt Nam), Youn's Kitchen (quay ở Indonesia, Tây Ban Nha).

"tvN đã trở thành kênh thành công và phổ biến nhất ở Hàn Quốc", Jung nói.

Hiệu ứng du lịch

Với nguồn tài trợ đa dạng hơn và đầu tư nước ngoài tăng lên, phim truyền hình Hàn Quốc có thể sẽ có thêm kinh phí để quay ở nhiều địa điểm quốc tế hơn.

Tuy nhiên, người hâm mộ nước ngoài phản ứng như thế nào với xu hướng này, nhất là về mặt du lịch, vẫn còn là câu hỏi khó.

Những người sáng lập trang Korean Dramaland, nơi liệt kê các địa điểm quay phim, đề cập đến xu hướng "du lịch màn hình hoặc phương tiện truyền thông", tức là khán giả có cảm giác được đi du lịch khi nhìn thấy những địa điểm xuất hiện trên phim ảnh.

Marion Schulze, người đồng sáng lập trang web và cũng là một nhà xã hội học, người nghiên cứu về Kdrama, cho biết: "Trong trường hợp của phim truyền hình Hàn Quốc, phải mất một thời gian các tổ chức du lịch quốc tế mới chú ý đến mức độ phổ biến của chúng và tác động tổng thể của Hallyu trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ đã nhận ra rằng có thể 'đặt sản phẩm' vào các bộ phim truyền hình Hàn Quốc để tăng số lượng khách du lịch đến đất nước của mình. Nói cách khác, việc tích cực đầu tư vào Hallyu để quảng bá cho một quốc gia là xu hướng kinh doanh du lịch khá phổ biến trong những năm gần đây".

taxi driver 2 anh 3

Bãi biển Jumunjin trở thành điểm du lịch nổi tiếng sau thành công của "Goblin".

Theo người đồng sáng lập Michelle Tan, những phim như Lovers in Paris (2004) từng chỉ đề cập đến các địa điểm chung chung ở Pháp trong phần thông tin ở cuối mỗi tập phim. Điều này cho thấy các công ty sản xuất chỉ đang tìm cách tiếp cận số đông khán giả.

Nhưng các bộ phim truyền hình gần đây luôn có logo của tổ chức, công ty du lịch. Sự khác biệt này cho thấy các công ty du lịch, nhà tài trợ muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong số khán giả xem phim.

"Hầu hết nhân vật chính trong phim truyền hình Hàn Quốc do đó sẽ ra nước ngoài với tư cách là khách du lịch như nhân vật On Joon Young (Seo Kang Joon thủ vai) trong 'The Third Charm', hoặc thậm chí là hướng dẫn viên du lịch, chẳng hạn như Yoon So So (Lee Yeon-hee) trong 'The Package' và Jung Hee Joo (Park Shin-hye) trong 'Memories of the Alhambra'. Thông tin cơ bản về điểm đến và các tổ chức du lịch có thể dễ dàng truyền đạt tới khán giả theo cách này", Tan nói.

Tuy nhiên, theo những người sáng lập trang web, bối cảnh quốc tế xuất hiện nhiều không có nghĩa người hâm mộ Kdrama nhất thiết phải quan tâm hơn đến các địa điểm quay phim bên ngoài Hàn Quốc.

Angela Son, người quản lý whatakdrama, một trang web giải trí và văn hóa Hàn Quốc, nói rằng thông thường Kdrama sẽ chỉ lấy bối cảnh ở nước ngoài cho một phần câu chuyện.

Ví dụ, khi bộ phim truyền hình ăn khách Goblin được phát sóng, người Hàn Quốc có thể tìm đến Quebec, nơi xuất hiện trên phim. Nhưng đối với khán giả quốc tế, Goblin vẫn chỉ khuyến khích họ đến thăm Hàn Quốc, đặc biệt là những nơi như bãi biển Jumunjin, Cung điện Unhyeongung và làng tranh tường Ihwa.

"Kdrama vẫn là phim truyền hình Hàn Quốc, ngay cả khi lấy bối cảnh ở một quốc gia khác. Đó là sản phẩm của Hallyu, nơi cố gắng xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài", Son nhận định.

Tai tiếng của những đứa trẻ 'ngậm thìa vàng' như Trần Phi Vũ

Ồn ào đời tư của "thái tử Cbiz" Trần Phi Vũ tiếp tục nối dài danh sách scandal của "nepo baby" hay thế hệ giàu có thứ hai tại Trung Quốc.

Sự bùng nổ của webtoon

Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm