Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao nhà thờ chính tòa Đà Lạt còn gọi là nhà thờ Con Gà?

Đà Lạt (Lâm Đồng) có nhiều lý do để thu hút du khách mọi nơi. Những nhà thờ với kiến trúc độc đáo cùng lịch sử thú vị nằm trong số đó. Bạn biết gì về loạt địa điểm nổi tiếng này?

nha tho con ga anh 1

1. Nhà thờ chính tòa Đà Lạt được xây dựng trong khoảng thời gian nào?

  • 1831-1842
  • 1931-1942
  • 1813-1824
  • 1913-1924

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nằm trên đường Trần Phú, là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố sương mù thơ mộng. Công trình được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942, trải qua 3 giai đoạn thi công chính. Với lịch sử lâu dài cùng kiến trúc xinh đẹp, nhà thờ chính tòa Đà Lạt đã trở thành điểm check-in yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: @__mian__.

nha tho con ga anh 2

2. Vì sao nhà thờ chính tòa Đà Lạt còn gọi là nhà thờ Con Gà?

  • Thời Pháp, con đường trước nhà thờ có tên là Con Gà
  • Toàn bộ gạch, đá xây nhà thờ đều có khắc hình gà
  • Khu vực nhà thờ ngày trước gọi là Xóm Gà
  • Trên đỉnh tháp chuông có cột thu lôi đúc hình con gà

Trên đỉnh thánh giá của tháp chuông nhà thờ chính tòa Đà Lạt có cột thu lôi đúc hình con gà độc đáo, vì thế nhiều người gọi đây là nhà thờ Con Gà. Lý giải về hình tượng này, một số ý kiến cho rằng con gà ở đây vừa mang biểu tượng gà trống Gaulois của nước Pháp, vừa tượng trưng cho thánh Phêrô và sự thức tỉnh, sám hối. Ảnh: @martino_quang.

nha tho con ga anh 3

3. Nhà thờ chính tòa Đà Lạt thể hiện nét kiến trúc nào sau đây?

  • Thiết kế đối xứng theo lối cổ điển
  • Thiết kế bất đối xứng theo lối cổ điển
  • Thiết kế bị nghiêng 25 độ so với trục chính
  • Thiết kế kiểu pháo đài Trung cổ

So với các nhà thờ cùng thời ở Hà Nội và Sài Gòn, nhà thờ chính tòa Đà Lạt có nhiều nét khác biệt. Lược sử Giáo xứ chính tòa Đà Lạt cho biết công trình này được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển với chiều dài 65 m, chiều rộng 14 m, cửa chính hướng về núi Lang Biang hùng vĩ. Vì có tháp chuông cao đến 47 m, nên từ nhiều nơi trong thành phố, người ta có thể dễ dàng nhận ra nhà thờ sừng sững in hình trên nền trời. Ảnh: @ticstawcs.

nha tho con ga anh 4

4. Nhà thờ Domaine de Marie ở Đà Lạt còn được gọi với cái tên nào?

  • Nhà thờ Mai Anh
  • Nhà thờ Vinh Sơn
  • Cả 2 tên gọi trên 
  • Nhà thờ không có tên gọi nào khác

Nhà thờ Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) tọa lạc trên một ngọn đồi đẹp, thoáng đãng ở đường Ngô Quyền, TP Đà Lạt. Nơi đây còn được người dân gọi là nhà thờ Mai Anh hay nhà thờ Vinh Sơn. Cụm kiến trúc độc đáo gồm nhà nguyện, dãy nhà tu viện... này hiện là một trong những địa điểm hấp dẫn, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi đến thành phố ngàn hoa. Ảnh: @maltise_alberta_hargate.

nha tho con ga anh 5

5. Kiến trúc nhà thờ Domaine de Marie có đặc điểm nào sau đây?

  • Không có tháp chuông trên đỉnh
  • Phần mái tựa mái nhà rông của người dân tộc Tây Nguyên
  • Sử dụng màu vôi hồng đậm quét tường
  • Tất cả các đặc điểm trên

Theo Lược sử Giáo xứ Mai Anh, khoảng gần giữa thế kỷ 20, nhà thờ Domaine de Marie được xây dựng với nhiều nét kiến trúc độc đáo. Công trình không có tháp chuông trên đỉnh như thường thấy, song tiền đình hình tam giác cân lại trang trí cửa vòm nhỏ xinh xắn. Phần mái nhà thờ tựa mái nhà rông của người dân tộc Tây Nguyên. Về màu sắc, từ khi hoàn thành đến nay, nơi đây chỉ sử dụng màu vôi hồng đậm quét tường, khiến tòa nhà như rực lên dưới nắng... Ảnh: @__mian__.

nha tho con ga anh 6

6. Sơn Cước là tên gọi khác của nhà thờ nào ở Đà Lạt?

  • Nhà thờ Cam Ranh
  • Nhà thờ Cam Ly
  • Nhà thờ Cam Bình
  • Nhà thờ Cam Phủ

Sơn Cước là tên gọi khác của nhà thờ Cam Ly, nằm không quá xa dòng suối Cam Ly nổi tiếng ở Đà Lạt. Vốn dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà thờ mang sắc thái khác hẳn những giáo đường khác, thể hiện tinh thần thô mộc cùng nét kiến trúc bản địa Tây Nguyên độc đáo, ấn tượng. Ảnh: @ngduong.

nha tho con ga anh 7

7. Hình tượng hổ và phượng hoàng phía trước nhà thờ Cam Ly mang ý nghĩa gì?

  • Tượng trưng cho vua và hoàng hậu
  • Tượng trưng cho những loài hoa quý
  • Tượng trưng cho sức mạnh, sự tinh khôn
  • Tượng trưng cho con vật được chôn cất ở đây

Phía trước nhà thờ Cam Ly nổi bật lên hình ảnh hổ và phượng hoàng, vốn là những loài vật quen thuộc trong thực tế cuộc sống lẫn nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Theo Địa chí Đà Lạt, hổ và phượng hoàng ở đây tượng trưng cho sức mạnh, sự tinh khôn, trí tuệ. Ngoài những hình ảnh này, các ô cửa kính màu hình vuông, hình tam giác giúp lấy ánh sáng cho không gian hay các hoa văn trang trí của người dân tộc... cũng là điểm đáng chú ý trong kiến trúc nhà thờ. Ảnh: @hoangvu_92.

#Justgo: Vẻ đẹp thơ mộng của vườn hoa cẩm tú cầu Đà Lạt Những vườn hoa cẩm tú cầu từ lâu đã trở thành nét đặc trưng riêng của Đà Lạt (Lâm Đồng). Loài hoa này được trồng rất nhiều nơi trung tâm và vùng ngoại ô thành phố ngàn hoa.

Tỉnh nào ở Tây Nguyên có đến 2 thành phố trực thuộc?

Trong toàn vùng Tây Nguyên, đây hiện là tỉnh duy nhất không có đường biên giới quốc tế, song lại có nhiều thành phố trực thuộc hơn cả, nổi tiếng với loạt địa điểm du lịch hấp dẫn.

Song Phúc

Bạn có thể quan tâm