Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhiều người Mỹ coi sân bay là nhà

Không có nơi ở, mắc kẹt vì nguyên nhân khách quan là một trong những lý do khiến nhiều người dân xứ cờ hoa ở mọi giới tính, độ tuổi lưu trú tại các sân bay.

Hồi tháng 1, chính quyền Chicago tiến hành bắt giữ Aditya Singh sau khi phát hiện người đàn ông 36 tuổi này đã sống 3 tháng tại Sân bay Quốc tế O'Hare, theo CNN.

Kể từ tháng 10/2020, anh tá túc ở khu vực an ninh, nhận đồ ăn từ những hành khách tốt bụng và sử dụng nhà vệ sinh sân bay để chỉnh trang hàng ngày. Chuỗi ngày "ăn nhờ ở đậu" tại đây chấm dứt khi một nhân viên nghi ngờ và yêu cầu kiểm tra chứng minh thư của Singh.

Aditya Singh không phải trường hợp duy nhất coi sân bay là nhà riêng. Theo CNN, trước đó từng có nhiều người cố gắng tá túc tại các sân bay, nhà ga hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

vi sao nguoi my song tai san bay anh 1

Tháng 1/2021, Aditya Singh bị bắt giữ sau 3 tháng lưu trú tại Sân bay Quốc tế O'Hare (bang Chicago, Mỹ). Ảnh: BBC.

Hòa vào đám đông

Thực tế, nhiều người ví sân bay như những thành phố thu nhỏ, với đầy đủ cơ sở vật chất cho hoạt động sống như khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, phương tiện công cộng, công viên, sân bãi.

Dù không nhất thiết phải hoạt động 24/7, các nhà ga sân bay thường mở cửa từ rất sớm cho tới đêm khuya.

Do đó, không ít người muốn tìm cách cư trú tại sân bay, tránh sự kiểm soát gắt gao trong một thời gian dài như Singh. Một trong những cách mà "cư dân sân bay" dùng để đánh lạc hướng bộ phận bảo an sân bay là hòa vào đám đông.

vi sao nguoi my song tai san bay anh 2

Các cư dân sân bay thường lợi dụng cảnh đông đúc, bận rộn thường thấy để đánh lạc hướng lực lượng bảo an. Ảnh: CNN.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, các sân bay xứ cờ hoa tiếp nhận 1,5-2,5 triệu hành khách mỗi ngày. Khi đại dịch lan rộng, con số trên giảm xuống dưới 100.000 trong những tuần đầu năm 2020.

Đáng chú ý, vụ việc của người đàn ông lưu trú tại Sân bay Quốc tế O'Hare xảy ra giữa tháng 10/2020, thời điểm ngành hàng không Mỹ có dấu hiệu ấm lại.

Sống nay đây, mai đó

Song, không phải ai lưu trú tại sân bay cũng tự nguyện sống ở đây. Đôi khi, họ bị mắc kẹt lại trong thời gian ngắn do các vấn đề khách quan như chuyến bay bị hủy hay lùi giờ bay vì thời tiết xấu.

Thông thường, tình trạng đó chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, nhiều người vô tình kẹt lại sân bay suốt thời gian dài, điển hình như Mehran Karimi Nasseri - câu chuyện được cho là truyền cảm hứng cho bộ phim The Terminal.

vi sao nguoi my song tai san bay anh 3

Nhiều người vô tình mắc kẹt lại sân bay suốt nhiều ngày, tháng, thậm chí nhiều năm. Ảnh: Telegraph.

Năm 1988, Nasseri, một người tị nạn đến từ Iran, bị mất giấy tờ xác minh tình trạng tị nạn lúc đang qua Bỉ và Pháp để tới Anh. Không có giấy tờ, ông không được phép rời sân bay ở Paris hay nhập cảnh và Pháp.

Chính phủ Anh, Pháp, và Bỉ đều từ chối tiếp nhận trường hợp của Nasseri. Có thời điểm giới chức Pháp cho phép ông cư trú tại nước này nhưng Nasseri vẫn muốn đến Anh sinh sống.

Vì thế, ông sống tại sân bay Charles de Gaulle gần 18 năm. Ông chỉ rời đi vào năm 2006, khi sức khỏe giảm sút và cần nhập viện điều trị.

Gần đây, dịch Covid-19 vô tình tạo nên những "cư dân sân bay" không tự nguyện mới. Ví dụ như Roman Trofimov, một người Estonia, tới Sân bay Quốc tế Manila trên chuyến bay từ Bangkok (Thái Lan) ngày 20/3/2020.

Lúc tới sân bay, chính quyền Phiippines đã tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh cho hành khách nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan Covid-19. Trofimov phải dành hơn 100 ngày ở sân bay Manila cho tới khi có chuyến bay giải cứu về Estonia.

Mái nhà cho người vô gia cư

Từ lâu, một số sân bay lớn ở Mỹ và châu Âu được coi là nơi trú ẩn cho người vô gia cư, dù không chính thức được thừa nhận.

Năm 1986, tờ Chicago Tribute ghi nhận trường hợp Fred Dilsner, cựu kế toán viên 44 tuổi, sống tại O'Hare trong một năm. Tại thời điểm đó, có khoảng 30-50 người đang sống tại các sân bay, song con số thực tế có thể tăng lên 200 vào mùa đông.

vi sao nguoi my song tai san bay anh 4

Từ trước tới nay, sân bay vốn là nơi cư trú của nhiều người vô gia cư ở xứ cờ hoa. Ảnh: AJC.

Theo CNN, số lượng người vô gia cư tá túc tại một vài sân bay lớn ở Mỹ gia tăng đáng kể năm 2018, gồm Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và Sân bay Quốc tế Thurgood Marshall.

Dưới ảnh hưởng từ đại dịch, nhóm cư dân sân bay này cũng gây lo ngại cho vấn đề sức khỏe cộng đồng. Phần lớn giới chức sân bay cố gắng cung cấp viện trợ cho những người này.

Tại Sân bay Quốc tế Los Angeles, các quan chức đã triển khai đội can thiệp khủng hoảng nhằm kết nối người vô gia cư với các dịch vụ nhà ở, an sinh xã hội khác, tránh tình trạng "lấy sân bay làm nhà" tiếp diễn kéo dài.

Thế hệ trẻ tại Mỹ ngày càng giàu hơn

Dù đối mặt với hai cuộc khủng hoảng toàn cầu về sức khỏe và kinh tế trước tuổi 40, nhóm người sinh trong những năm 1980 tại Mỹ vẫn đang thành công trong việc tích lũy tài sản.

Ngọc Linh

Bạn có thể quan tâm