Bộ phim truyền hình mới Câu chuyện Hoa Hồng (The Tale of Rose) với Lưu Diệc Phi đóng vai chính đã phá vỡ kỷ lục phát trực tuyến ở Trung Quốc kể từ khi phát hành hôm 9/6, theo Sixth Tone.
Được phát sóng trên đài truyền hình CCTV và nền tảng phát trực tuyến Tencent Video, bộ phim nhanh chóng tạo tiếng vang, leo lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng phát trực tuyến phim truyền hình Trung Quốc trong vòng 48 giờ kể từ khi lên sóng, theo thống kê của nền tảng Maoyan.
Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên ra mắt năm 1981 của nhà văn Isabel Nee Yeh-su (bút danh Yi Shu), Câu chuyện Hoa Hồng kể về cuộc dấn thân của Hoàng Diệc Mai (do Lưu Diệc Phi thủ vai), cô gái xinh đẹp ở Bắc Kinh, vào những mối tình lãng mạn trong khi xây dựng sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Nhà sản xuất nhấn mạnh rằng chủ đề chính của bộ phim là trao quyền cho phụ nữ và đã nỗ lực rất nhiều để làm mới nguyên tác nhằm phù hợp hơn với cuộc sống ngày nay. Bối cảnh, cốt truyện và nhân vật vì vậy có một số thay đổi so với truyện gốc.
Câu chuyện Hoa Hồng nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ khắc họa các nhân vật nữ một cách sinh động, nhiều màu sắc tính cách. Không giống như nhiều tác phẩm truyền hình khác, bộ phim không chỉ đơn giản nói về hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực của nhân vật chính.
Ngược lại, nhân vật chính Hoàng Diệc Mai thường ưu tiên sự nghiệp thay vì các mối quan hệ tình cảm. Cô chia tay bạn trai đầu tiên vì anh nhận việc ở Paris nhưng không báo trước, sau đó ly hôn với người thứ hai vì con đường sự nghiệp của hai vợ chồng khác nhau.
Bộ phim "Câu chuyện Hoa Hồng" xoay quanh những mối tình và việc theo đuổi sự nghiệp của nữ chính Hoàng Diệc Mai. |
Trên Weibo, nơi hashtag liên quan đến bộ phim đã thu hút hơn 1 tỷ lượt xem, nhiều người so sánh Câu chuyện Hoa Hồng với những "bộ phim truyền hình thần tượng" rập khuôn, kể về cách những người trẻ xinh đẹp yêu và thất tình, phổ biến ở Trung Quốc.
"Nếu 'Câu chuyện Hoa Hồng' là một bộ phim thần tượng thì sếp của nữ chính đều là những anh chàng đẹp trai. Sau khi trải qua một mối tình trắc trở, cô ấy lại kết thúc với một trong những ông chủ của mình", một người dùng viết.
Bộ phim cũng được khen ngợi khi thể hiện các khía cạnh đa dạng của nhân vật nữ. Những tập đầu tiên giới thiệu một phụ nữ đang cố gắng vượt qua cuộc chia tay khó khăn và cả một nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ độc lập, quyết liệt.
"Sức mạnh của bộ phim này nằm ở chỗ nó không chỉ giữ lại tinh thần cốt truyện là 'phát triển quan điểm của người phụ nữ về tình yêu' trong tác phẩm gốc, mà còn nỗ lực thêm vào bối cảnh, phát triển nhân vật và các chi tiết tường thuật. Nó phỏng theo tiểu thuyết gốc, xuất bản lần đầu năm 1981, để có căn cứ và gần gũi hơn với đời thực", tờ People’s Daily bình luận.
Nhưng bộ phim cũng đang bị không ít người chê bai. Nhiều khán giả đã chỉ trích tạo hình phi thực tế của nhân vật chính Hoàng Diệc Mai - một người nổi tiếng, tài năng và xinh đẹp đến khó tin. Trong tập đầu tiên, người đàn ông hướng dẫn Diệc Mai thực tập thậm chí phải lòng cô từ ánh nhìn đầu tiên, để rồi quyết tâm chia tay với vị hôn thê 7 năm của mình.
Tạo hình của Lưu Diệc Phi trong phim "Câu chuyện Hoa Hồng". |
Trên mạng xã hội, người dùng nhanh chóng chỉ ra rằng nữ chính có quá nhiều lợi thế. Việc Lưu Diệc Phi - một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc - thủ vai chính trong phim càng làm tăng thêm ý nghĩa này.
"Cuộc đời của Hoàng Diệc Mai sẽ không bị tổn hại bởi một cuộc hôn nhân thất bại… Nếu xinh đẹp như vậy, tôi sẽ không sợ ly hôn", một người bình luận trên nền tảng phong cách sống Xiaohongshu.
Tiếp đến là vấn đề về đặc quyền. Trong phim, Diệc Mai là con gái của hai giáo sư tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Bắc Kinh. Nhiều khán giả nói rằng họ thấy xuất thân của cô quá xa lạ.
Đặc biệt, có một cảnh phim gây ra phản ứng dữ dội. Khi đi phỏng vấn xin việc, Diệc Mai thẳng thắn nói rằng lẽ ra cô có thể tiếp tục đi học, nhưng cảm thấy rằng tìm kiếm công việc sẽ khiến mình thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Đối với những khán giả trẻ tuổi, nhiều người trong số họ đang phải chật vật tìm việc làm hoặc kiếm được một suất theo học chương trình sau đại học, khoảnh khắc này có cảm giác khác xa so với thực tế.
Những người khác chỉ trích bộ phim thiếu chú ý đến từng chi tiết khi nói đến bối cảnh và đạo cụ. "Câu chuyện bắt đầu từ đầu những năm 2000, nhưng tất cả trang phục, lối trang điểm và đạo cụ đều giống như bây giờ. Không có khái niệm rõ ràng về thời gian, điều này hơi kỳ lạ", một người viết.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.