Tôi có con gái 4 tuổi, bé bị giun kim nhưng đã sổ giun nhiều lần vẫn không khỏi. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại như thế?
TS.BS Huỳnh Hồng Quang, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Một trong những đặc điểm khiến giun kim khó kiểm soát là khả năng tự hoàn thành chu kỳ sống ngay trong cơ thể người mà không cần tái nhiễm từ bên ngoài. Tình trạng này gọi là “tự nhiễm”, nghĩa là ngay cả khi không tiếp xúc thêm với nguồn bệnh mới, giun kim vẫn có thể tiếp tục sinh sản và gây bệnh. Điều này lý giải vì sao nhiều người dù đã tẩy giun nhiều lần nhưng vẫn tái nhiễm.
Cụ thể, giun kim lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng. Trứng giun có thể sống tới ba tuần trong môi trường ẩm, dễ bám dính vào móng tay, đồ vật, chăn màn, quần áo, thậm chí lông thú cưng. Khi người bệnh vô tình đưa tay nhiễm trứng giun lên miệng, hoặc khi trứng giun bay lẫn trong không khí rồi bị con người hít vào, chu kỳ nhiễm bệnh lại tiếp tục.
Ngoài ra, giun kim còn có thể gây nhiễm ngược dòng, tức là ấu trùng nở ngay tại vùng hậu môn rồi quay trở lại ruột để tiếp tục phát triển. Cơ chế này góp phần duy trì số lượng giun trong cơ thể mà không cần lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc điều trị thường phải lặp lại theo chu kỳ 2 tuần để đảm bảo loại bỏ hết giun và trứng trong hệ tiêu hóa.
Bệnh giun kim thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo... nơi vệ sinh cá nhân còn hạn chế. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến thể chất, gây viêm ruột thừa, viêm cơ quan sinh dục hoặc các biến chứng khác do giun lạc chỗ.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.