Ngày nay, việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, sẽ là lợi thế lớn khi tìm việc làm và xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên, từ tiếng Anh giao tiếp đến tiếng Anh học thuật chuyên ngành, có thể làm việc với đối tác, chuyên gia... là một khoảng cách khá xa.
Yêu cầu từ thị trường tuyển dụng
Ngày nay, thị trường nhân sự đang có những biến đổi nhằm đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa. Trong quá trình tuyển dụng, từng có chuyên gia bày tỏ sự tiếc nuối cho trường hợp cử nhân tài chính tốt nghiệp xuất sắc ở một trường đại học top đầu. Bạn giàu kỹ năng, tràn trề năng lượng, tự tin ứng tuyển vào một vị trí mơ ước tại công ty đa quốc gia. Dù có 6.0 IELTS, ứng viên này vẫn bị đánh trượt.
“Nhà tuyển dụng cần một trình độ Anh văn chuyên ngành cao, ưu tiên phản xạ ngôn ngữ. Điểm 6.0 IELTs là một lợi thế, nhưng lại không đủ để đáp ứng cho công việc này. Họ nói với tôi rằng họ không thể vừa tuyển bạn đó, lại vừa tuyển thêm một phiên dịch”, vị chuyên gia chia sẻ.
Chuyện tương tự không hiếm. Với những công ty, tập đoàn đa quốc gia, Anh ngữ là yêu cầu gần như bắt buộc. Nhưng không chỉ đủ giao tiếp, tiếng Anh học thuật chuyên ngành mới là ưu thế để bạn có được những vị trí tốt, khởi đầu cho sự thăng tiến.
Nhu cầu Anh văn học thuật chuyên ngành ngày càng tăng. |
Trong một buổi nói chuyện với bạn trẻ, ThS Lý Quí Trung, người sáng lập chuỗi nhà hàng phở đình đám, cho biết những kiến thức về từ vựng Anh ngữ hàn lâm đã giúp ông rất nhiều trong khởi nghiệp cũng như phát triển hệ thống nhượng quyền.
Ông Trung là cựu du học sinh ĐH Western Sydney, Australia. Sau khi lấy xong bằng cử nhân, ông đã ở lại thêm 18 tháng để hoàn thành chương trình MBA.
Theo ông Trung, khi khởi nghiệp cùng chuỗi cửa hàng phở, Việt Nam lúc đó không có mô hình nào tương tự để có thể học theo. Ông phải lên mạng tham khảo những mô hình tương tự ở phương Tây, đặt mua tài liệu tham khảo. Khi nhượng quyền thương hiệu, để định giá đúng, ông cũng phải tìm các tài liệu chuyên ngành.
Trong cả hai thương vụ, nếu không có sự am hiểu ngôn ngữ học thuật đầy tính hàn lâm, ông đã không thể “tiêu hóa” trọn vẹn để đưa ra những quyết định thuyết phục với cổ đông, với nhà đầu tư và khách hàng.
Rõ ràng, tiếng Anh giao tiếp thông thường có một cự ly khá xa với tiếng Anh học thuật. Với hai câu chuyện trên, bạn có thể thấy việc học chuyên ngành trong một môi trường toàn bộ tiếng Anh sẽ là điều kiện tốt để trở thành một công dân toàn cầu, cũng như có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp.
EAP - chương trình tiếng Anh học thuật từ Viện ISB
Đáp ứng nhu cầu ngoại ngữ chuyên sâu theo ngành nghề, nhiều trường đại học trong nước đã có các chương trình liên kết với các đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng Anh ngữ. Chương trình Western Sydney BBUS của Viện ISB (Đại học Kinh tế TP.HCM) là một ví dụ.
Ngoài việc phát triển 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua các chủ đề thời sự mang tính toàn cầu, điểm nổi bật trong các khóa học tiếng Anh học thuật tại ISB là tạo cho sinh viên cơ hội tiếp cận phương pháp học tập khác biệt.
Một buổi học Anh văn học thuật EAP tại Viện ISB. |
Các chuyên ngành đào tạo tại Viện ISB (ĐH Kinh tế TP.HCM) đáp ứng những quy chuẩn đó và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình tiếng Anh được sử dụng ở đây là EAP (English for Academic Purposes), do ĐH Western Sydney xây dựng và chuyển giao.
Với người mới bắt đầu, EAP gồm các khóa học từ EAP0 đến EAP5. Với EAP5, bạn đã có thể tham gia học chính khóa các chuyên ngành của chương trình cử nhân kinh doanh - Western Sydney BBUS tại Viện ISB.
Theo thông tin từ đại diện Viện ISB, hơn 80% sinh viên tốt nghiệp chương trình đang làm việc tại các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Điều đó khẳng định giá trị của việc học tập trong môi trường hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Bạn đọc tìm hiểu thêm về EAP và các chuyên ngành đào tạo của chương trình cử nhân kinh doanh Western Sydney BBUS tại đây. Những sinh viên chưa sẵn sàng về điều kiện tài chính có thể sử dụng gói trả góp - vay học tập Education Finance cho chương trình Western Sydney BBUS hoặc EAP. Bạn đọc tham khảo thêm thông tin tại website: taichinhduhoc.com.vn.
Bình luận