TP.HCM trải qua hơn 150 ngày bùng phát dịch Covid-19 lần 4. Trung bình 7 ngày qua, số F0 mới tại thành phố vẫn ở mức 5.000 ca.
Dù vậy, hệ số lây nhiễm cùng những gánh nặng trong hệ thống cách ly, điều trị, xét nghiệm tại thành phố từng bước được giải quyết.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, thành phố không tự nhiên vượt qua giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng nhất của Covid-19, đó là hành trình gian nan của nhiều giải pháp.
Giải pháp giúp TP.HCM vượt qua đỉnh dịch
Trao đổi với Zing, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết theo đánh giá của ông, đỉnh điểm căng thẳng của dịch Covid-19 ở TP.HCM cơ bản đã qua.
Chuyên gia này cho biết hệ số lây nhiễm theo thời gian (Rt) tại TP.HCM chỉ còn dao động ở mức 0,88-0,9. Hệ số lây nhiễm này đã giảm mạnh so với đỉnh điểm (ở mức 5) và duy trì mức thấp kéo dài khoảng 2 tuần qua. Từ ngày 15/9, số ca tử vong tại thành phố bắt đầu giảm.
Hệ số lây nhiễm là dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá mức độ lây nhiễm của dịch bệnh. Nó được định nghĩa là số người trung bình bị lây nhiễm từ một F0. Ví dụ, Rt bằng 5 nghĩa là một F0 lây cho 5 người.
Đường phố TP.HCM vắng bóng người và xe cộ từ sau 18h trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Danh. |
PGS Đỗ Văn Dũng đánh giá từ ngày 22/8 đến nay, đồ thị số ca bệnh chuyển nặng, tử vong xuống nhanh. Ông nhận định nguyên nhân giúp thành phố vượt qua giai đoạn đỉnh điểm là thực hiện nhiều giải pháp, dù đã có thời gian thực hiện chưa tốt.
Theo vị chuyên gia này, giải pháp đầu tiên là nỗ lực giảm số lượng ca mắc mới và phát hiện F0 trong cộng đồng. Nếu không nỗ lực kiểm soát lây nhiễm từ các biện pháp giãn cách xã hội, tăng cường giới nghiêm trong một số trường hợp, số ca F0 tại thành phố có thể tăng cao hơn nữa.
“Theo nhận định của tôi, khi dịch bắt đầu lên giai đoạn đỉnh điểm, người dân bắt đầu có tâm lý e dè, tuân thủ phòng dịch hơn. Do đó, nguyên nhân thứ 2 là sự tăng cường cảnh giác và ý thức từ phía người dân”, PGS Dũng nói thêm.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh sự bao phủ vaccine nhanh, rộng tại thành phố đã giúp giảm đáng kể số lượng ca bệnh mới và tỷ lệ F0 chuyển nặng.
Số ca tử vong tại TP.HCM từ ngày 22/8 đến 25/9 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Theo Sở Y tế TP.HCM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 22/8 | 23/8 | 24/8 | 25/8 | 26/8 | 27/8 | 28/8 | 29/9 | 30/8 | 31/8 | 1/9 | 2/9 | 3/9 | 4/9 | 5/9 | 6/9 | 7/9 | 8/9 | 9/9 | 10/9 | 11/9 | 12/9 | 13/9 | 14/9 | 15/9 | 16/9 | 17/9 | 18/9 | 19/9 | 20/9 | 21/9 | 22/9 | 23/9 | 24/9 | 25/9 | |
Số lượng F0 tử vong | người | 340 | 292 | 266 | 242 | 287 | 271 | 256 | 245 | 335 | 303 | 217 | 250 | 256 | 222 | 233 | 253 | 263 | 203 | 195 | 188 | 200 | 228 | 199 | 189 | 160 | 166 | 165 | 182 | 163 | 184 | 181 | 175 | 140 | 123 | 131 |
Xu hướng ca tử vong | 340 | 292 | 266 | 242 | 287 | 271 | 256 | 245 | 335 | 303 | 217 | 250 | 256 | 222 | 233 | 253 | 263 | 203 | 195 | 188 | 200 | 228 | 199 | 189 | 160 | 166 | 165 | 182 | 163 | 184 | 181 | 175 | 140 | 123 | 131 |
Trong giai đoạn dịch căng thẳng, thành phố xác định mục tiêu ưu tiên là vaccine và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. “Nếu không tập trung tiêm chủng vaccine, có lẽ thành phố vẫn chưa vượt qua giai đoạn căng thẳng”, ông Dũng nói thêm.
Giải pháp cuối cùng và quan trọng nhất đó là sự thay đổi trong hệ thống điều trị. Hiện tại, tình hình của ngành y tế tại TP.HCM rất khác so với một năm trước khi biến chủng Delta xâm nhập.
Số lượng tiêm vaccine phòng Covid-19 tại TP.HCM từ 1/9 đến 26/9 | |||||||||||||||||||||||||||
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM | |||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 1/9 | 2/9 | 3/9 | 4/9 | 5/9 | 6/9 | 7/9 | 8/9 | 9/9 | 10/9 | 11/9 | 12/9 | 13/9 | 14/9 | 15/9 | 16/9 | 17/9 | 18/9 | 19/9 | 20/9 | 21/9 | 22/9 | 23/9 | 24/9 | 25/9 | 26/9 | |
Số lượng vaccine được tiêm | người | 30645 | 35874 | 75424 | 87388 | 103199 | 174082 | 188526 | 180560 | 198273 | 183699 | 214347 | 246232 | 174090 | 177119 | 148671 | 119193 | 78163 | 86403 | 38086 | 102593 | 51300 | 54513 | 86512 | 131005 | 242022 | 183993 |
Để ứng phó với tốc độ lây lan của biến chủng Delta, thành phố đã xây dựng hệ thống điều trị từ nhà cho đến các cơ sở thu nhận, điều trị theo mô hình 3 tầng với các thuốc điều trị mới.
Hiện tại, số ca mắc vẫn còn khá cao song bệnh nhân nặng nhập viện, tử vong vì Covid-19 liên tục giảm. Điều này chứng tỏ hệ thống điều trị của thành phố đã nâng cấp và hoạt động nhuần nhuyễn hơn.
Nếu không tập trung tiêm chủng vaccine, có lẽ thành phố vẫn chưa vượt qua giai đoạn căng thẳng
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM
“Theo tôi, có lúc tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh, một phần là do việc quản lý F1, F0 chưa hoàn toàn tốt. Nhiều công việc đổ dồn khiến lực lượng y tế không đủ sức tập trung truy vết, cách ly, điều này dẫn đến một số tình huống gây lây nhiễm trong khu cách ly tập trung. Một số F0 chưa được quản lý tốt khiến họ di chuyển và vô tình gây lây nhiễm thêm”, PGS Dũng phân tích.
Sau khi thành phố có nhiều biện pháp thay đổi để đáp ứng việc điều trị F0 tốt hơn, bệnh nhân chuyển nặng tại nhà được cấp cứu kịp thời, tình hình dịch ở thành phố từ đó ổn định hơn rất nhiều.
Ngành y tế ở TP.HCM thích ứng thế nào sau khi mở cửa?
Trao đổi với Zing, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho biết dựa vào các chỉ số F0 mới, bệnh nhân nặng nhập viện và tử vong, tình hình dịch ở TP.HCM đã có nhiều bước khả quan và niềm hy vọng mới.
"Đây là tín hiệu mừng lớn nhất đối với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở TP.HCM. Biến chủng Delta diễn biến khó lường, do đó, chúng ta lạc quan nhưng tuyệt đối không chủ quan, đặc biệt sau ngày 30/9, riêng ngành y tế thành phố sẽ còn nhiều việc phải làm", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra điểm lấy mẫu xét nghiệm tại quận Tân Phú trong giai đoạn xét nghiệm diện rộng đầu tháng 7. Ảnh: Duy Hiệu. |
Để chuẩn bị cho giai đoạn thích ứng với Covid-19 an toàn, linh hoạt và hiệu quả, theo Thứ trưởng Sơn, ngành y tế thành phố sẽ phải tái cơ cấu lại hệ thống điều trị theo tình hình chung trong công tác phòng, chống dịch của thành phố.
Hiện tại, lực lượng hỗ trợ của Bộ Y tế bao gồm nhân viên y tế chi viện, các trung tâm hồi sức người Covid-19 do bệnh viện Trung ương vận hành vẫn tiếp tục nhiệm vụ và không rút quân về dồn dập.
Biến chủng Delta diễn biến khó lường, do đó, chúng ta lạc quan nhưng tuyệt đối không chủ quan
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
"Hiện tại, số lượng F0 mới giảm nhưng bệnh nhân nặng vẫn còn, lực lượng chi viện không thể rút quân về ngay được. Bộ Y tế sẽ có phương án rút quân về từ từ, phối hợp nhuần nhuyễn giữa Trung ương và địa phương, để khi lực lượng này rút về sẽ không để lại khoảng trống cho y tế thành phố", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Đồng tình với quan điểm không chủ quan dù đỉnh điểm của dịch đã qua, bác sĩ Phạm Hữu Tiến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện quận Bình Thạnh, cho rằng đỉnh dịch thường được đánh giá khi dịch đã được kiểm soát, kết quả lúc này mới chính xác nhất.
Bên cạnh đó, số ca F0 mới tại thành phố hiện vẫn còn khá cao, hệ thống điều trị cần phải tập trung hết mức.
"Một điều chắc chắn khi mở cửa, số ca mắc vẫn tiếp tục như hiện tại, thậm chí có thể cao hơn. Nhưng số bệnh nhân nặng phải nhập viện ít, cơ sở y tế không quá tải thì tình hình vẫn kiểm soát được", bác sĩ Tiến nói thêm.
Theo PGS Đỗ Văn Dũng, đối với bệnh truyền nhiễm, điều trị cũng là biện pháp dự phòng quan trọng. Do đó, thành phố cần kiểm soát chặt hệ thống điều trị F0 tại nhà và tầng 1, các trạm y tế phường, xã, thị trấn, tổ chăm sóc F0 phải có đủ thuốc, oxy cho người bệnh.
Tầng 2 cũng phải trang bị hệ thống cấp cứu tương xứng với oxy. Tầng 3 có số lượng giường ICU đủ sức điều trị.
Theo chuyên gia này, sau ngày 1/10, người dân sẽ dần trở về cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, việc duy trì được cuộc sống bình thường mới phụ thuộc vào độ bao phủ vaccine và mức độ tuân thủ phòng, chống dịch của người dân.
"Các biện pháp cần tăng cường bao gồm: Khai báo y tế, không tập trung đông người theo từng cấp độ phòng dịch, tạo điều kiện xét nghiệm cho người có triệu chứng và giám sát F0. Nếu thực hiện các giải pháp này, thành phố sẽ kiểm soát được tình hình", PGS Dũng nói.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.