Những mối quan hệ với khởi đầu tuyệt vời vẫn đổ vỡ vì nhiều nguyên do. Ảnh: Samson Katt/Pexels. |
Một mối tình lãng mạn kết thúc chóng vánh có thể do nhiều yếu tố khách quan như khoảng cách địa lý, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xung quanh.
Tuy nhiên, chính những người trong cuộc có thể vô tình khiến mối quan hệ trở nên xa cách mà không hề hay biết.
Dưới đây là những sai lầm họ có thể mắc phải, theo USA Today.
Không nghiêm túc: Một số người vẫn nhận lời yêu nửa kia dù biết chắc sẽ không có tương lai lâu dài. Việc phạm phải sai lầm này có thể xuất phát từ nỗ lực bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương do tình yêu đem lại.
Thiếu giao tiếp: Một mối quan hệ tan vỡ có thể đến từ sự hiểu lầm không thể hòa giải. Việc tránh né khi bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc hay trao đổi về mục tiêu, nhu cầu khiến sự liên kết với nửa kia giảm xuống. Giao tiếp cũng vấp phải khó khăn nếu một người không thực sự lắng nghe và thấu hiểu những gì đối phương chia sẻ.
Thiếu sự thành thật: Nếu cả hai che giấu bản chất của mình trong một mối quan hệ, tan vỡ là kết cục sớm xảy đến. Việc gồng mình giữ gìn hình tượng lâu dần cũng đem lại sự mệt mỏi, ngăn cản sự kết nối tâm hồn giữa cả hai.
Đôi khi, nguyên nhân làm tan vỡ tình yêu đến từ chính người trong cuộc mà họ không nhận ra. Ảnh: Timur Weber/Pexels. |
Xem nhẹ ranh giới: Đôi khi, nhiều người cho rằng khi yêu một ai đó là không cần ranh giới. Sự thật ranh giới là thứ giúp mối quan hệ cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Không thiết lập các giới hạn dễ khiến đôi bên cảm thấy bực bội, tổn thương hoặc kiệt sức.
Thiếu niềm tin: Mọi mối quan hệ đều cần niềm tin làm nền tảng. Để tiến xa hơn trong tương lai, cả hai phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi người cần tìm hiểu rõ vấn đề này đến từ tổn thương trong quá khứ của bản thân hay nửa kia khiến minh mất lòng tin.
Kỳ vọng quá nhiều: Mỗi người cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của đối phương. Nếu bước vào mối quan hệ với hy vọng rằng nửa kia sẽ thay đổi mà không chấp nhận rằng họ luôn có thiếu sót, hy vọng đó sẽ dần trở thành sự thất vọng theo thời gian.
Cho rằng đã nhìn thấu đối phương: Nếu tìm hiểu đối phương ngay từ đầu và cho rằng mình đã hiểu họ hoàn toàn, điều đó là sai lầm. Sự thật là mỗi người phải tiếp tục gặp gỡ và tìm hiểu kỹ cả những khía cạnh chưa từng khám phá.
Chọn sai người: Chúng ta vẫn có thể chọn sai người dù hiểu bản thân và điều gì phù hợp với mình. Hãy nhớ rằng, các mối quan hệ kết thúc không có nghĩa đó là thất bại, đôi khi đó là dấu hiệu của nhận thức và khám phá ra giá trị bản thân.
Mối quan hệ bền chặt cần sự giao tiếp và lắng nghe. Ảnh: Phil Nguyen/Pexels. |
Để thấu hiểu nhau, quan trọng nhất là cả hai cần giao tiếp và lắng nghe. Thay vì để muộn phiền tạo ra sự xa cách, đôi bên nên bày tỏ vấn đề mình gặp phải để cùng nhau giải quyết. Việc lắng nghe cũng là cách để hai người tôn trọng nhau, giúp mối quan hệ sâu sắc và bền chặt hơn.
Lời hứa là điều tuyệt vời nhưng phải được thể hiện bằng hành động. Chúng ta thường hứa nhiều nhưng lại chẳng làm được bao nhiêu. Điều cần thiết cho mối quan hệ là phải thực hiện những gì chúng ta đã nói.
Mối quan hệ nào cũng cần sự nỗ lực. Nếu muốn duy trì một mối quan hệ, hai người đều cần phải đặt tâm ý vào đó và vun đắp để giúp tình yêu đi đúng hướng.
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.