Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vị vua nước Việt đầu tiên tự xưng làm hoàng đế

Ông là người Việt đầu tiên hiên ngang xưng đế để khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, sánh ngang với hoàng đế phương Bắc thời bấy giờ.

Ly Nam De anh 1

Câu 1. Vị vua nước Việt đầu tiên xưng đế là ai?

  • Lý Bí
  • Mai Thúc Loan
  • Lý Phật Tử
  • Phùng Hưng

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Bí (503-548) còn có tên khác là Lý Bôn. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý, tồn tại vào giữa thế kỷ thứ VI. Đương thời, Lý Nam Đế có công đánh quân phương Bắc xâm lược. Sau khi lên ngôi, ông lấy hiệu là Lý Nam Đế (Hoàng đế của nước Nam), trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong nghìn năm sử Việt.

Ly Nam De anh 2

Câu 2: Vị vua này từng dựng cờ đánh đuổi quân xâm lược nào?

  • Hán
  • Đường
  • Lương
  • Tống

Lý Bí là anh hùng chống giặc Lương của nước ta trong thời Bắc thuộc. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư chép", năm 542, ông chính thức dựng cờ khởi nghĩa chống nhà Lương, trước khí thế của nghĩa quân, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư phải bỏ chạy về nước, đất nước độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, ông tự xưng là Lý Nam Đế.

Ly Nam De anh 3

Câu 3. Xuất thân của Lý Nam Đế trước khi dựng cờ khởi nghĩa?

  • Địa chỉ
  • Hào trưởng
  • Nông dân
  • Quan lại

Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam", trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Lý Bí trước đó làm chức Giám quân ở Hà Tĩnh, căm ghét sự bóc lột tàn bạo của nhà Lương, ông từ quan về quê dựng cờ khởi nghĩa, quyết tâm giành lại độc lập cho nước nhà.

Ly Nam De anh 4

Câu 4. Quốc hiệu của nước ta thời Lý Nam Đế?

  • Vạn Tượng
  • Vạn Xuân
  • Đại Cồ Việt
  • Âu Lạc

Sau khi lên ngôi (544), Lý Nam Đế đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn đất nước, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân. Ông cho đóng đô cạnh sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).

Ly Nam De anh 5

Câu 5. Danh tướng sau đây nào từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

  • Triệu Quang Phục
  • Tinh Thiều
  • Phạm Tu
  • Cả 3 người trên

Tham gia khởi nghĩa cùng Lý Nam Đế có rất nhiều anh hùng hào kiệt của đất Giao Châu lúc bấy giờ, trong đó có những dũng tướng tài ba như 2 cha con Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Trinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Quang Thành. Những danh tướng trên từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ngay từ những ngày đầu tiên, trong đó, võ tướng Phạm Tu dù đã 60 tuổi vẫn cầm quân ra trận.

Ly Nam De anh 6

Câu 6. Trước lúc qua đời, Lý Nam Đế nhường ngôi lại cho ai?

  • Triệu Quang Phục
  • Tinh Thiều
  • Triệu Quang Thành
  • Triệu Túc

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", ở ngôi được 5 năm, tháng 3/548, Lý Nam Đế ốm nặng. Trước khi qua đời, ông trao quyền lại cho Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương). Tiếp bước Lý Bí, Triệu Việt Vương đã xây dựng Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu - Hưng Yên) thành căn cứ quân sự kiên cố, nhiều lần đẩy lui quân Lương.

Ly Nam De anh 7

Câu 7. Triệu Việt Vương bị ai cướp ngôi?

  • Lý Thiên Bảo
  • Lý Đại Quyền
  • Lý Phật Tử
  • Lý Kế Nguyên

Lợi dụng Triệu Việt Vương sơ hở, năm 571 Lý Phật Tử (cháu Lý Nam Đế) đã phản bội, đem quân đánh úp, Triệu Việt Vương thất bại, cùng đường phải tự tử sau hơn 20 năm trị vì đất nước. Sau khi cướp ngôi, Lý Phật Tử cũng tự xưng là Lý Nam Đế (sử sách gọi là hậu Lý Nam Đế), đóng đô ở Phong Châu. Năm 602 bị nhà Lương đánh bại, phải đầu hàng, đất nước lại rơi vào tay giặc.

Trường đại học gần 1.000 năm của người Việt

Được xây dựng gần 1.000 năm trước, trường đại học đầu tiên của người Việt là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm