Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Việc cần làm khi chăm sóc trẻ mắc cúm mùa

Con tôi mắc cúm đã 2-3 ngày nay, có sốt và sổ mũi. Tôi nên chăm sóc con như thế nào để bệnh không chuyển nặng?

Con tôi mắc cúm đã 2-3 ngày nay, có sốt và sổ mũi. Tôi nên chăm sóc con như thế nào để bệnh không chuyển nặng?

Bác sĩ Lê Trương Tuyết Minh, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Khi chăm sóc trẻ mắc cúm mùa, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau:

Hạ sốt cho trẻ

- Nới rộng quần áo cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

- Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu bạn thấy ấm là được.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6 giờ uống nhắc lại một lần nếu trẻ có sốt ≥ 38,5 độ C.

Vệ sinh đường hô hấp

- Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Bạn không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ, virus vẫn bám lại trên khăn.

- Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Dinh dưỡng

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.

- Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
  • Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. Trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tiêm phòng cúm mùa mũi đầu tiên, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng. Sau đó, tiêm nhắc lại một mũi định kỳ hàng năm do chủng cúm mùa thay đổi theo từng năm.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  • Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Viêm xoang có lây không?

Viêm xoang thường lây lan giống cảm lạnh hoặc cúm. Các hạt và giọt chứa virus bay vào không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, sau đó lây lan sang người khác.

Độc giả Gia Khánh

Bạn có thể quan tâm