Mùa mưa đến, kiến ba khoang cũng bắt đầu xuất hiện. Tôi nên xử lý thế nào nếu bắt gặp kiến ba khoang?
Bác sĩ Lê Thị Thanh Thúy, khoa Nội Cơ xương khớp - Hô hấp - Da liễu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình)
Kiến ba khoang là loài côn trùng có các khoang đen - vàng cam xen kẽ, đầu màu đen, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm. Kiến có 3 đôi chân, 2 cánh, bay và chạy rất nhanh.
Khi tiếp xúc với chất độc (pederin) của kiến ba khoang, da người bệnh có thể viêm, loét ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Vết loét thường xuất hiện ở các vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay. Vùng da bị tổn thương, xuất hiện các vùng dát đỏ hoặc vết loét thành vệt.
Khi gặp kiến ba khoang, mọi người nên dùng tờ giấy hoặc vật chắc chắn, nâng nhẹ nhàng rồi di chuyển kiến đến nơi khác thật xa, sao cho kiến không có khả năng quay lại gây nguy hiểm.
Tuyệt đối không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy kiến xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra và gây viêm da tiếp xúc kích ứng.
Nếu có tổn thương do kiến ba khoang, mọi người chỉ cần rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, thật nhẹ nhàng nhất có thể, tuyệt đối không chà xát vì càng chà xát tổn thương càng lan rộng và sâu, nguy cơ để sẹo.
Tuyệt đối không chà xát, đắp lá, thoa kem... khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì có nguy cơ làm nặng hơn tổn thương.
Ngoài ra, vết loét do kiến ba khoang cắn rất dễ bị nhầm với bệnh zona. Nếu nghi ngờ, mọi người nên đến gặp bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị cụ thể cho từng tổn thương.
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.