Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Viêm tai giữa có thể gây mất thính lực ở trẻ

Bài trắc nghiệm dưới đây giúp mẹ kiểm tra kiến thức về bệnh viêm tai giữa, từ đó giúp con phòng tránh hiệu quả.

GSK Viet Nam anh 1

Viêm tai giữa là dạng bệnh…?

  • Hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở người lớn và không quá nguy hiểm.
  • Thường gặp ở người lớn, thường xuyên tái phát nhưng không quá nguy hiểm.
  • Bệnh thường gặp, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh kéo dài và gây nhiễm trùng lặp lại.

Các chuyên gia y tế ước tính, trước khi lên 3 tuổi, 80% trẻ nhỏ ít nhất một lần mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ 6-18 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn phế cầu và vi khuẩn Haemophilus Influenzae không định týp (NTHi) gây nên.

GSK Viet Nam anh 2

Đâu là các triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?

  • Đau tai, mất thính lực, chảy mủ tai.
  • Đau tai, nóng sốt, cáu gắt, khó chịu.
  • Đau tai, nóng sốt, cáu gắt, khó chịu, có thể kèm triệu chứng nghe kém và bắt đầu chảy mủ tai.

Các triệu chứng đầu tiên của viêm tai giữa là đau tai, nóng sốt dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị viêm tai giữa mạn tính và để lại di chứng. Viêm tai nặng khiến trẻ mất thính giác, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ.

GSK Viet Nam anh 3

Tác nhân gây viêm tai giữa có khả năng lây lan hay không?

  • Không có khả năng lây lan.
  • Có thể lây lan.

Cấu trúc tai trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh, trong khi hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, do đó vi khuẩn gây viêm tai giữa dễ dàng xâm nhập. Tác nhân bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác, đặc biệt ở nơi đông người như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi…

GSK Viet Nam anh 4

Các tác hại của bệnh viêm tai giữa là gì?

  • Đau tai, nóng sốt, không nguy hiểm và có thể tự khỏi.
  • Nhiễm trùng cấp tính, gây sốt, đau, chảy mủ tai. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng làm mất thính lực, ảnh hưởng sự phát triển ngôn ngữ.
  • Viêm tai, chảy mủ, nóng sốt khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Bố mẹ có thể theo dõi và mua thuốc cho con.

Viêm tai giữa được xem là bệnh “ám ảnh” bởi có hơn 1/3 trẻ nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại suốt thời thơ ấu. Bệnh để lại nhiều biến chứng, có thể khiến trẻ giảm hoặc mất thính lực, đôi khi cần phẫu thuật trong quá trình điều trị.

GSK Viet Nam anh 5

Viêm tai giữa có thể phòng ngừa được hay không?

  • Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra, không thể phòng ngừa.
  • Có thể ngừa bằng cách giữ bé luôn sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang.
  • Có thể phòng ngừa bằng nhiều cách: Cho trẻ bú sữa mẹ, tránh tiếp xúc với vi khuẩn từ người bệnh (che miệng khi ho hoặc hắt hơi), rửa tay sạch và tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn.

Bằng cách kết nạp “5 Anh Em Nhà Siêu” - tức vaccine ngừa phế cầu khuẩn, cơ thể con được kích thích phản ứng miễn dịch, từ đó sinh ra kháng thể chống lại phế cầu khuẩn nếu chẳng may vi khuẩn xâm nhập.

GSK Viet Nam anh 6

Đâu là thời điểm vàng để tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn?

  • Khi con vừa tròn 6 tuần tuổi.
  • Không có thông tin.

Thời điểm phù hợp để tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn là khi con tròn 6 tuần tuổi. Đây là lúc kháng thể mẹ truyền cho con từ khi trong bụng cạn dần, do đó con cần được tiếp sức. Mẹ có thể lưu lại lịch tiêm và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa, bảo vệ lâu dài, hiệu quả.

GSK Viet Nam anh 7

Việc tiêm nhiều loại vaccine cùng lúc liệu có tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và khiến hệ miễn dịch của bé quá tải?

  • Có thể.
  • Không gây bất lợi.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh CDC, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra việc tiêm cùng lúc nhiều loại vaccine không gây bất lợi lên hệ thống miễn dịch của trẻ.

GSK Viet Nam anh 8

Khi chuẩn bị hành trang chào đón bé yêu chào đời, bên cạnh danh sách những vật dụng cần thiết, mẹ nên trang bị kiến thức về cách phòng bệnh, đồng thời lên lịch tiêm ngừa cho con ngay trong thai kỳ. Mẹ có thể tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn khi con tròn 6 tuần tuổi để “5 Anh Em Nhà Siêu” bảo vệ con khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Độc giả tham khảo tại mebau.5anhemnhasieu.com.

Tài liệu này được phối hợp thực hiện giữa Hội Bác sĩ Gia đình TP.HCM và Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam.

Tài liệu dành cho công chúng. Vui lòng tham khảo ý kiến của cán bộ y tế để được tư vấn thêm.

Giang Chi Anh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm