Sáng 17/7, tại cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh nước ta đặt mục tiêu trong năm 2021 có ít nhất một vaccine Covid-19 nội sản xuất thành công.
Ông cho biết vaccine Covid-19 luôn là vấn đề được các lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm. Thủ tướng đã mời chuyên gia WHO hỗ trợ Việt Nam với mục tiêu nước ta nhanh chóng sản xuất được vaccine nội, “đảm bảo tự chủ về vaccine cho nhu cầu của nhân dân”.
“Làm sao để tranh thủ tận dụng tối đa hỗ trợ của chuyên gia WHO trong công nhận phòng xét nghiệm, công nhận tiến trình thử nghiệm lâm sàng và quan trọng nhất là công nhận vaccine Covid-19 của Việt Nam để tiến tới tự chủ vaccine và có thể xuất khẩu”, Thứ trưởng Thuấn nói.
Ông yêu cầu lập các nhóm trao đổi, để kịp thời giải quyết mọi công việc liên quan nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 nhanh chóng.
“Chúng ta ứng xử với công tác nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19 trong nước với tinh thần khoa học, nhưng phải linh hoạt. Phấn đấu sớm nhất trong năm 2021 có một nhà sản xuất vaccine trong nước sản xuất thành công”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Nano Covax và COVIVAC là hai loại vaccine Covid-19 đang được phát triển, thử nghiệm tại Việt Nam. Ảnh: Văn Nguyện. |
Tại cuộc họp, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo báo cáo về tình hình nghiên cứu thử nghiệm vaccine trong nước cũng như việc chuyển giao công nghệ.
Sau khi nghe những báo cáo này, các thành viên tham dự đã bàn thảo nhằm thống nhất kế hoạch mời chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 tại Việt Nam, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng Nano Covax, COVIVAC trong nước.
Hội đồng chuyên gia thống nhất kế hoạch hợp tác chuyển giao công nghệ, triển khai thử nghiệm lâm sàng các vaccine được chuyển giao.
Ông Thuấn cũng đề nghị thành viên tổ công tác, các cục, vụ của Bộ Y tế hỗ trợ tối đa cho nhà nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước với phương châm chủ động, linh hoạt. Đồng thời, Cục Khoa học Đào tạo và Công nghệ chủ động mời thêm chuyên gia hỗ trợ khi cần theo đúng thẩm quyền.
Thứ trưởng giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM là đơn vị đầu mối chính trong thử nghiệm lâm sàng, chủ động các điều kiện tham gia (nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện…).
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ Vaccine Covid-19, hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vaccine trong nước và chuyển giao công nghệ.
Trước đó, ngày 14/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã lý Quyết định số 3439/QĐ-BYT thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng Covid-19 do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm tổ trưởng.
Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE), từ ngày 6/3 đến nay, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 8.253.910 liều vaccine thông qua 11 đợt chuyển về. Toàn quốc đã hoàn thành 3 đợt tiêm chủng và đang tổ chức 4 đợt với tổng cộng 4.079.066 mũi được thực hiện. Trong đó, 3.795.182 người được tiêm mũi một, 283.884 người đã hoàn thành đủ 2 mũi.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.