Theo thông báo từ Bộ Y tế, Việt Nam có 1.063 bệnh nhân mắc Covid-19, nhiều ngày liên tiếp không có ca mắc trong cộng đồng. Điều này nhắc nhở chúng ta cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch, không chủ quan, tránh để đợt dịch tiếp theo bùng phát.
Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát
Sau gần 2 tháng, các ổ dịch như Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội cơ bản được kiểm soát.
Tại Đà Nẵng, sau nhiều ngày không xuất hiện thêm ca mắc mới, Sở Du lịch cho phép các khách sạn, nhà nghỉ đón khách lưu trú từ sáng 8/9. Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị vận chuyển hành khách hoạt động trở lại sau ngày 7/9 trở đi.
Tại Quảng Ninh, từ ngày 8/9, các chốt chặn kiểm soát trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận dừng hoạt động, cuộc sống của người dân quay trở lại bình thường.
Các ca bệnh nặng cũng có nhiều tiến triển. Điển hình như BN793. Bác sĩ Phạm Văn Phúc, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Hà Nội), cho biết: "Bệnh nhân 793 (Bắc Giang) đáp ứng điều trị tốt, được cai ECMO và ống thở máy đã 4 ngày để thở oxy kính, sinh hoạt bình thường".
Sức khỏe của bệnh nhân 793 có tiến triển tốt và sẽ được chuyển sang khoa Virus - Ký sinh trùng trong thời gian tới. Ảnh: Quốc Toàn. |
Tình trạng phổi của bệnh nhân 1045 ở Hải Dương cải thiện. Hiện tại, ông được hỗ trợ thở máy ở mức thấp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng khá tốt với thuốc kháng virus. Tình trạng nhiễm trùng phổi cơ bản được kiểm soát, các chỉ số viêm về mức bình thường.
Điều đó cho thấy những tín hiệu tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Các biện pháp chống dịch quyết liệt
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, ngày 23/7, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp nhận thông tin ca bệnh đầu tiên (bệnh nhân 416) ở Bệnh viện C Đà Nẵng.
Nhận định tình hình có những diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Sơn đã xin Thủ tướng ở lại "tâm dịch" đến khi dịch ổn định mới về. Sau đó, hàng loạt biện pháp quyết liệt đã được đưa ra nhằm mục đích hạn chế thương vong, dập dịch nhanh nhất.
Thứ trưởng Sơn chia sẻ quan điểm chỉ đạo đầu tiên của Bộ Y tế là “làm sạch” Bệnh viện Đà Nẵng bằng cách phong tỏa cơ sở y tế này. Khi phát hiện một số trường hợp mắc Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, lãnh đạo Bộ Y tế thống nhất đề xuất cách ly 3 cơ sở y tế này.
Quyết định kéo theo nhiều vấn đề như những bệnh nhân còn lại sẽ đi đâu, các bác sĩ sẽ cách ly như thế nào. Vì vậy, Bộ Y tế nhanh chóng cử các chuyên gia đầu ngành từ nhiều cơ sở y tế như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM "chia lửa" cùng tâm dịch Đà Nẵng.
Cảnh chi viện hàng hóa tại Bệnh viện C Đà Nẵng ngày 31/7. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Đồng thời, hơn 1.000 người lên đường chi viện Đà Nẵng. Nhiều y bác sĩ, chiến sĩ biên phòng làm việc ở "vùng đỏ" liên tục trong hàng chục ngày chưa trở về nhà.
Thay vì giãn cách toàn xã hội như đợt dịch tháng 3, Chính phủ quyết định cách ly theo địa phương, cắt nguồn lây của mỗi ổ dịch, từng tỉnh, thành. Mất dấu F0 khiến chúng ta khó truy vết ca bệnh. Vì vậy, xét nghiệm diện rộng với số lượng lên tới hàng nghìn mẫu mỗi ngày đã được thực hiện. Nhiều tỉnh, thành đưa quy định xét nghiệm rRT-PCR với toàn bộ người dân trở về từ vùng dịch để đảm bảo không bỏ sót ca bệnh.
Đến 15h ngày 24/8, Việt Nam thực hiện tổng cộng hơn 1 triệu xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR. Công suất truy tìm Covid-19 tăng gấp 5-6 lần trong vòng một tháng. Những nỗ lực đó đã giúp chúng ta dập dịch nhanh, truy tìm F1, F2 để cách ly kịp thời.
Một người dân ở Hà Nội xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR. Họ có tiền sử trở về từ Đà Nẵng và từng âm tính khi thực hiện xét nghiệm nhanh. Ảnh: Việt Linh. |
Trận chiến còn dài và trách nhiệm của mỗi công dân
Từ 3/9 đến nay, nhiều ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Đây là tín hiệu tốt trong công tác phòng, chống dịch.
Các bệnh nhân khỏi Covid-19 thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ngành y tế. Các y bác sĩ tuân thủ quy định phòng dịch nghiêm ngặt, tâm lý thoải mái, động viên nhau cùng cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn. Điều đó góp phần làm nên những kết quả tích cực mà chúng ta đang thấy.
Dù vậy, dịch Covid-19 vẫn rất khó lường. Một số ca mắc nhập cảnh tiếp tục được phát hiện, số bệnh nhân nhiễm mới ở nhiều nước vẫn tăng.
Để phòng dịch bùng phát trở lại, chiều 7/9, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho hay tất cả người từ Đà Nẵng đến thành phố này phải khai báo y tế. Trong quá trình cách ly tại nhà, khi có những biểu hiện bất thường như mệt mỏi, đau, sốt, họ phải đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán bệnh.
Tại TP.HCM, người rời TP Đà Nẵng từ 0h ngày 5/9 cũng phải khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Đây là động thái cho thấy tinh thần lạc quan nhưng không chủ quan, nâng cao cảnh giác phòng dịch trong tình hình hiện nay. Mỗi công dân cần có trách nhiệm cuộc chiến này. Chúng ta không thể thành công nếu người dân không tự chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Thông điệp này cũng chính là điều Zing và Comfort muốn gửi gắm và đồng hành cùng cộng đồng chống dịch.
Mỗi người cần tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 như rửa sạch tay bằng xà bông thường xuyên, sử dụng khẩu trang ở những nơi công cộng, khai báo y tế khi về từ vùng dịch và tự cách ly tại nhà nếu có biểu hiện bất thường.
Zing và Comfort đồng thực hiện chiến dịch "Sống lạc quan - Không chủ quan" nhằm lan tỏa năng lượng tích cực, cùng bạn đọc chung tay phòng dịch Covid-19.
Chứa chiết xuất vỏ cam và tràm trà 100% thiên nhiên, nước xả vải em bé Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ được Viện Pasteur chứng nhận loại bỏ tới 99,9% vi khuẩn khi xả. Công thức chăm sóc sợi vải đặc biệt, giúp áo quần bé thoáng khí và thoát mồ hôi nhanh hơn. Sản phẩm được Bệnh viện Da liễu Trung ương chứng nhận an toàn giúp mẹ hoàn toàn an tâm bảo vệ bé suốt ngày dài.
Để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, độc giả xem chi tiết tại đây.