Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VKS yêu cầu các bị cáo tích cực khắc phục hậu quả vụ án FLC

Chiều 26/7, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên tiếp tục duy trì các tài sản, đồ vật bị kê biên, phong tỏa, tạm giữ trong quá trình điều tra để đảm bảo thi hành án.

Phiên tòa xét xử vụ FLC. Ảnh: CTV.

Chiều 26/7, tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo khác, ngoài phần đề nghị mức án dành cho các bị cáo, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX xử lý về phần dân sự.

Theo đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền mà các bị cáo đã thu lời bất chính. Đồng thời vận động các bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả vụ án.

Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm. Việc truy tố các bị cáo là cần thiết, có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Quan điểm luận tội của đại diện VKS cho rằng, từ tháng 5/2017- 1/2022, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.

Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo bán cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Sau đó, các bị cáo đã tạo lập hồ sơ, đề nghị chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros. Niêm yết cổ phiếu thành công, bị cáo Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu Công ty Faros, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Theo đại diện VKS, các bị cáo đều là người có trình độ hiểu biết, có sức ảnh hưởng đến việc điều hành tại doanh nghiệp nhưng đã chỉ đạo các cá nhân tại Tập đoàn FLC, Công ty Faros nhằm thực hiện hành vi phạm tội, gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Hành vi của các bị cáo đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Trong đó, hành vi của bị cáo Quyết bị đại diện VKS đánh giá là rất tinh vi, sử dụng Công ty Faros làm công cụ, sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Đại diện VKS cho rằng, bị cáo Quyết đã khắc phục hơn 200 tỷ đồng, các bị cáo khác khắc phục hơn 6 tỷ đồng. Số tiền khắc phục này chưa đáng kể so với hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị các bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả. Với các bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo VKS, những bị cáo này đều phải chịu tình tiết tăng nặng vì đã có hành vi thao túng từ 2 mã cổ phiếu trở lên.

Ngoài ra, đại diện VKS cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ cho một số bị cáo như khai báo thành khẩn, chủ động khắc phục hậu quả, có thành tích trong công tác.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị phạt 24-26 năm tù

Đại diện VKS vừa đề nghị HĐXX tuyên phạt cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết mức án 24-26 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu ROS

Tại tòa, nhà đầu tư xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trịnh Văn Quyết và đưa ra phương án khắc phục bằng việc để cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC mua lại cổ phiếu ROS.

Cựu chủ tịch FLC và em gái nhận tội

Trả lời thẩm vấn tại phiên xét xử vụ án FLC, bị cáo Trịnh Văn Quyết và em gái Trịnh Thị Minh Huế thừa nhận nội dung cáo trạng nêu. Ông Quyết còn nói sẽ chấp nhận phán quyết của tòa.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vietnamnet.vn/de-nghi-tich-thu-so-tien-bi-cao-trinh-van-quyet-thu-loi-bat-chinh-2305829.html

T. Nhung/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm