Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vợ chồng có cần chia 'việc nhà'?

Khi bắt đầu cuộc sống chung, những "việc không tên" đó làm người ta cãi nhau, người này bỗng nhận ra mình quá thiệt thòi, trong khi người kia lại quá nhàn hạ, thật là bất công, không thể chấp nhận được.

Vợ chồng có cần chia "việc nhà"? 

Khi bắt đầu cuộc sống chung, những "việc không tên" đó làm người ta cãi nhau, người này bỗng nhận ra mình quá thiệt thòi, trong khi người kia lại quá nhàn hạ, thật là bất công, không thể chấp nhận được.

Vợ chồng có cần chia `việc nhà`?
Ảnh minh họa

Khi yêu nhau, không có đôi tình nhân nào bàn tính sẽ phân công việc nhà như thế nào trong cuộc sống chung. Bởi vì đó là "chuyện vặt ấy mà", được chung sống với nhau đã là hạnh phúc rồi. Cả hai đều sẵn sàng chiều nhau, không nghĩ đến những tiểu tiết chẳng mấy nên thơ như nấu cơm, lau nhà, giặt giũ quần áo… 

Khi bắt đầu cuộc sống chung, những "việc không tên" đó làm người ta cãi nhau, người này bỗng nhận ra mình quá thiệt thòi, trong khi người kia lại quá nhàn hạ, thật là bất công, không thể chấp nhận được.

Khá nhiều anh chồng trẻ quan niệm rằng, chồng chỉ lo việc kiếm tiền và giao thiệp bên ngoài, vợ lo sinh con và thu vén việc trong nhà. Họ quên mất rằng người phụ nữ ngày nay cũng đi làm suốt ngày như mình, cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo sức lao động cho ngày hôm sau và trước sau gì chị ta cũng không thể chấp nhận mãi sự phân công bất hợp lý đó. Thế là cãi nhau. Theo khảo sát thực tế, chẳng ai thích làm những việc không ra tiền.

Cũng có phụ nữ quá yêu chồng thương con, không quản vất vả lo toan mọi việc trong nhà để chồng rảnh rang lo sự nghiệp. Năm tháng qua đi, người chồng tiến bộ không ngừng trong khi vợ vẫn giậm chân tại chỗ và khoảng cách giữa họ ngày một xa hơn. Đến một lúc anh ta cảm thấy trong ngôi nhà mình, anh ta như không có bạn đời mà chỉ có một "ô-sin" vừa già, vừa xấu, vừa ngớ ngẩn, không thể nói chuyện gì với nhau được nữa. Đó là khoảng trống nguy hiểm để "kẻ thứ ba" có cơ hội xen vào.

Có nhà lại chia thành hai khối lượng "việc đàn ông" và "việc đàn bà". Đàn ông lo những việc có tính kỹ thuật như chữa điện, sửa máy bơm, xe máy, ti-vi… còn đàn bà lo nấu nướng, giặt giũ… Kể ra, thời bao cấp phân công như thế còn có lý, anh chồng nào cũng phải biết sử dụng kìm búa, cân vành, lộn xích xe đạp. Nhưng ngày nay chỉ cần một cú điện thoại, có người đến phục vụ tận nơi. Nếu đàn ông chỉ ngồi chờ có máy móc có gì hỏng, lấy điện thoại gọi thợ đến sửa thì quá nhàn, trong khi khối lượng "việc đàn bà" lại tăng lên đáng kể do mức sống được nâng cao, nấu nướng, giặt giũ, dọn nhà đều phức tạp hơn ngày trước.

Để gia đình hạnh phúc, không có cách nào khác hơn là phân chia hợp lý việc nhà để cả hai cùng có điều kiện nghỉ ngơi, học hành, tiến bộ như nhau. Mặt khác, khi chồng chia sẻ việc nhà với vợ, anh ta sẽ thông cảm với vợ hơn. Không có người phụ nào không thấy hạnh phúc khi chồng tự tay nấu nướng cho cả nhà cùng ăn, vì thấy mình được bình đẳng với chồng chứ không phải là "ô-sin" với "ông chủ".

Các nhà tâm lý học khuyên những đôi vợ chồng trẻ không nên "thả nổi" việc nhà, tiện ai người nấy làm mà phải có bàn bạc, phân công cụ thể, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, trên tinh thần cùng chia sẻ việc nhà, không để ai quá vất vả, thần kinh căng thẳng sinh ra cãi nhau vặt.

Chia sẻ việc nhà còn làm cho tình cảm vợ chồng đầm ấm hơn và có khả năng chung sống bền lâu hơn.

Theo Gia Đình & Trẻ Em

Theo Gia Đình & Trẻ Em

Bạn có thể quan tâm