Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến người mắc có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

Bạch hầu có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Prime.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế kiểm soát được các ca bệnh. Tuy nhiên, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tỷ lệ không qua khỏi khoảng 5-10%, bệnh có thể lây lan thành dịch.

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (trong nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây nguy hiểm tính mạng) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, định nghĩa bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhầy bao quanh cơ thể, vi khuẩn này có thể sống trên đồ vật vài ngày, thậm chí là vài tuần.

Biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh, xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ không qua khỏi thường rất cao.

Bên cạnh đó, biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân qua khỏi.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Bác sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết, bệnh bạch hầu có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, người dân không nên hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống.

Đồng thời, người dân không tự ý tiêm chủng vaccine chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch.

Người dân có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh
  • Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín

Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh, người dân phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Người sống tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần, người dân tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Kẻ thù giấu mặt đáng sợ của vòng hai

Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật và thịt đỏ là nguyên nhân gây béo bụng. Ngoài chất béo, carbohydrate cũng là một trong những thứ khiến vòng hai ngày càng quá khổ.

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Chủ động kiểm soát dịch sởi, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng

Thời gian qua, dịch sởi, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Biểu hiện trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết chuyển nặng

Gia đình tôi có 3 thành viên đang mắc sốt xuất huyết, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào của con để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?

5 biến chứng hay gặp khi mắc bệnh zona thần kinh

Nhiều người cho rằng bệnh zona thần kinh không nguy hiểm nên thường tự điều trị, việc này dẫn đến nhiều hệ lụy.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm