Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vợ 'ôm' bực bội về nhà

Vừa đặt chân về đến cửa, Hạnh - nhân viên kế toán (ở Thanh Xuân – Hà Nội) đã đã hét toáng lên với con gái: "Đừng có động đến mẹ đấy nhé, mẹ đang bực mình lắm".

Vợ "ôm" bực bội về nhà

Vừa đặt chân về đến cửa, Hạnh - nhân viên kế toán (ở Thanh Xuân – Hà Nội) đã đã hét toáng lên với con gái: "Đừng có động đến mẹ đấy nhé, mẹ đang bực mình lắm".

Vợ `ôm` bực bội về nhà
Ảnh minh họa

Đây không phải lần đầu tiên con gái Hạnh phải chịu đựng những ức chế mẹ mang từ cơ quan về nhà. Lần trước, 2 bố con đón nhau sớm, tắm rửa, ăn mặc đẹp để chuẩn bị mẹ về rồi đi ăn hàng nhân sinh nhật bé. Thế mà vì bực mình ở chỗ làm, Hạnh sẵn sàng hủy hết các kế hoạch của 2 bố con.

Bố đưa con đi ăn phở, rồi về kể: "Ăn mãi mà nước vẫn đầy, nó khóc phải đựng được cả bát phở to". Nhưng có vẻ là cái tính này của Hạnh rất khó sửa.

Ngày nào, Hạnh cũng than thở trong bữa cơm gia đình. Hết chuyện “Mấy cô đồng nghiệp xấu tính” lại đến chuyện “Mấy người phóng nhanh, vượt ẩu trên đường”. Thậm chí cô còn khó chịu, nhăn nhó vì tắc đường, ngập đường hay chiếc xe máy cũ kỹ, không hợp thời của một đối tác làm ăn… Nhiều lần, Thành góp ý, Hạnh lại bảo: “Ô hay, em kể chuyện với chồng con chứ em có nói xấu ai đâu nào”.

Chuyện vui còn dễ “tiêu hóa” đằng này Hạnh trút vào đầu chồng con toàn chuyện bực mình. Hiểu tính vợ vậy nên hai bố con Thành cắm đầu ăn cơm rất nhanh.

"Yêu" cũng không yên

Chờ mãi không thấy vợ vào ngủ, Quang (Ba Đình - Hà Nội) đành ra ngoài phòng khách tìm. Bị chồng thúc giục, Oanh bực bội: “Em còn phải hoàn thành báo cáo. Không lại mất phần thưởng trong quý tới”.

Quang biết thừa công việc của vợ không vất vả, tất bật như lời Oanh phàn nàn. Vì ngày nào đi làm, Oanh cũng cắm cúi chat chit, "buôn dưa lê", lướt net tìm thông tin cửa hàng nào giảm giá, màu son nào đang thịnh hành… Lúc hết giờ, cô lại cuống lên vì làm chưa xong việc. Kết quả, Oanh toàn phải ôm đống tài liệu, sổ sách về nhà làm bù. Đã thế, ngày nào cô nàng cũng than thở khi chồng muốn đi chơi: “Em nhiều việc lắm, em bận lắm. Em stress mất”.

Chưa hết, lần nào “lên giường”, Oanh cũng nhăn nhó kể lể khổ sở: “Chẳng đâu như chỗ em làm, mang cả việc về nhà mà vẫn chưa xong” hay “Chết rồi, em quên chưa in tài liệu, mai có buổi họp gấp đấy, sếp lại kêu ca cho mà xem”. Nói xong, Oanh bỏ mặc ông xã đang đến đoạn "cao trào" nằm lại một mình.

Dạo gần đây Oanh thường xuyên "gần gũi" chồng trong tâm trạng uể oải, mệt mỏi, chán chường. Nhiều lần, chồng lồm cồm bỏ xuống dưới "khởi động" cho vợ, bò lên đã thấy Oanh ngáp dài bảo: “Em buồn ngủ lắm” rồi quay lưng ra ngủ, không cần chồng ý kiến.

Lời ngỏ

Thông thường, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình. Nếu người vợ luôn giữ tâm trạng bực bội, căng thẳng sẽ khiến không khí tổ ấm thêm phần ngột ngạt, căng thẳng.

Người vợ nên tìm những chuyện vui kể với chồng trong bữa cơm hay những lúc vợ chồng bên nhau thay vì những chuyện buồn bực.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vợ không thể chia sẻ những khó khăn cùng chồng. Nếu có điều bực bội, cần giải tỏa, vợ vẫn có thể giải tỏa cùng chồng nhưng nên có giới hạn và chừng mực nhất định, nếu không sẽ khiến chồng “phát ngấy”.

Người vợ cũng nên cố gắng cân bằng cuộc sống gia đình với công việc. Cố gắng giải quyết công việc trong giờ làm để tránh tình trạng phải ôm đồm phần việc ấy lúc trở về nhà. Nếu phải làm thêm, tốt nhất, người vợ nên giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định để vẫn có thời gian chăm sóc chồng con.

Nên nhớ, các ông chồng cũng rất căng thẳng, mệt mỏi vì công việc. Do đó, họ muốn gia đình thật sự là nơi để thư giãn, nghỉ ngơi chứ không muốn biến mình thành "cái hộp" chứa nỗi buồn phiền của vợ.

Theo Mẹ và Bé

Theo Mẹ và Bé

Bạn có thể quan tâm