Nhiều năm sau vụ án thương tâm, quan lại triều Hậu Lê vẫn không có cách gì làm sáng tỏ nghi vấn. Kẻ thủ ác vẫn chìm trong bóng tối, sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thượng thư Nhữ Đình Hiền đã vào cuộc điều tra.
Dọa kẻ thủ ác bằng... giấc mộng
Theo sách "Việt án lần theo trang sử cũ", bấy giờ ở vùng quê có hai chị em ruột đều lập gia đình. Dù hai nhà cách nhau khá xa, em gái vẫn đến chăm sóc chị bị ốm. Sau một thời gian, chồng của cô em không thấy vợ về, nghi có việc chẳng lành, nên báo quan.
Sau vụ kiện, chồng của chị gái trở thành nghi phạm chính, bị giam vào ngục. Các quan thay nhau xét án, nhưng không có chứng cứ, dẫn đến đình trệ nhiều năm.
Tranh minh họa Nhữ Đình Hiền phá án. |
Quan sát quãng đường từ nhà em tới chị, thượng thư bộ Hình Nhữ Đình Hiền thấy một ngôi chùa ở cánh đồng, cây cối rậm rạp. Ông phán đoán nạn nhân chắc chắn phải đi qua đây, liền sai người đưa mình tới ngôi chùa, xin lưu lại một đêm.
Nhờ biệt tài xét án của Nhữ Đình Hiền, nhiều vụ án lớn, phức tạp đều được giải quyết thỏa đáng. Nói về ông, người đương thời có câu khen: “Văn chương Lê Anh Tuấn / Chính sự Nhữ Đình Hiền”.
Ông nằm trong danh sách “Tràng An tứ hổ”, gồm 4 danh thần giỏi bậc nhất đất Thăng Long, là Vũ Diệm, Nguyễn Bá Lân, Nhữ Đình Hiền, Nguyễn Công Thái.
Ông tổ nghề lược của nước Việt
Theo sách "Hải Dương phong vật chí", Nhữ Đình Hiền, còn có tên khác Nhữ Tiến Hiền, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương, nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Cha ông là tiến sĩ nhà Lê - Nhữ Tiến Dụng.
Xuất thân trong gia đình khoa bảng danh giá đương thời, noi gương cha, ông học hành rất giỏi. 17 tuổi, ông thi hương, đỗ tứ tường; 21 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. 26 tuổi, ông giữ chức hình khoa đô cấp sự trung.
Sau đó, ông lần lượt làm đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi tham chính Sơn Nam, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Trở về nước, ông làm quan đến Hình bộ Thượng thư, tước hầu.
Ngoài biệt tài xử án, Nhữ Đình Hiền và phu nhân là Lý Thị Hiệu còn có công đem nghề làm lược tre truyền cho dân làng Hoạch Trạch. Bấy giờ, người dân thường dùng lược gỗ hoặc sừng, răng thưa. Từ quan sát trên đường đi, Nhữ Đình Hiền nghĩ rằng ở nước ta, cây tre mọc nhiều, rất thuận lợi về nguyên liệu. Người dân lại để tóc dài, nếu có lược bí làm từ tre thì rất tốt.
Trên chuyến đi này, ngoài nhiệm vụ của chánh sứ, ông cặm cụi học nghề, rồi âm thầm dạy lại cho vợ là Lý Thị Hiệu. Về nước, hai vợ chồng Nhữ Đình Hiền truyền nghề làm lược tre cho dân làng, hướng dẫn, giúp đỡ tập hợp thợ thành phường nghề, gọi là Diên Lộc.
Sau khi về trí sĩ, Nhữ Đình Hiền được vua ban 16 mẫu ruộng lộc điền. Ông chỉ giữ lại 4 mẫu làm ruộng hương hỏa, còn lại tặng hết cho phường Diên Lộc để làm hoa lợi phát triển nghề làm lược.
Từ đây, nhiều thợ giỏi ra Thăng Long sản xuất, kinh doanh lược, tạo thành phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay). Khi Nhữ Đình Hiền mất, người dân nhớ ơn đã lập đền thờ, tôn ông và vợ là thánh sư nghề làm lược.
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", gia đình Nhữ Đình Hiền nổi danh về truyền thống khoa bảng. Cha ông là Nhữ Tiến Dụng đỗ đồng tiến sĩ năm 1664. Cháu ông là Nhữ Trọng Thai (gọi ông bằng chú), đỗ bảng nhãn khoa thi 1733, từng đi sứ phương Bắc, làm câu đối được nhà Thanh mang treo ở cổng Thiên An Môn.
Con thứ của Nhữ Đình Hiền là Nhữ Đình Toản đỗ tiến sĩ năm 1736. Cháu nội ông là Nhữ Công Chân đỗ hoàng giáp năm 1772. Tính ra, dòng họ ông có tới 5 đời liên tiếp đỗ tiến sĩ.