Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Vụ nữ sinh An Giang tự tử: Khi sự ám ảnh tâm lý đến từ thầy cô

Khi bị giáo viên bắt nạt, nhiều học sinh lâm vào bế tắc vì không biết làm thế nào để thoát ra. Dù là lời nói hay hành động, chúng đều gây tổn thương, ám ảnh tâm lý lâu dài.

nu sinh an giang tu tu o truong anh 1

“Sau cái chết của em, xin nhà trường đừng bao giờ tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác. Em từng rất hâm mộ các thầy cô khi còn nhỏ nhưng giờ đây mọi thứ suy sụp…”.

Một phần trong lá thư tuyệt mệnh mà N.T.N.Y., học sinh lớp 10A4, trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) hé lộ quãng thời gian đến lớp không mấy êm đềm của em.

Ngày 30/11, em tự tử tại khu vực nhà vệ sinh của trường và được cứu sống kịp thời.

Theo thư để lại, nguyên nhân khiến em làm vậy là vì uất ức khi trải qua thời gian dài bị cô giáo chủ nhiệm bạo lực tinh thần, bị nhà trường xử phạt lỗi không phải mình gây ra.

nu sinh an giang tu tu o truong anh 2

Vụ việc nữ sinh N.T.N.Y. (An Giang) tự tử do bị giáo viên chủ nhiệm bạo hành tinh thần khiến nhiều người phẫn nộ. Ảnh: M.N

Sự việc khiến dư luận bất bình về cách hành xử của nhà trường và giáo viên đối với một đứa trẻ đang ở độ tuổi thiếu niên, tâm lý vẫn chưa phát triển hết.

Dù mức độ nghiêm trọng của mỗi sự việc khác nhau, hàng loạt vụ việc học sinh bị bạo lực tinh thần lẫn thể chất khi đến trường vẫn xảy ra thường xuyên ở Việt Nam và trên thế giới.

Trách nhiệm của nhà trường

Hồi tháng 9, một trường cấp 3 ở Thái Lan lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm cái chết của nam sinh 13 tuổi.

Không nộp bài tập về nhà do đang bị ốm, cậu bé bị giáo viên phạt thực hiện 100 lần động tác squat (một động tác giúp cơ thể tiêu thụ calo, hỗ trợ giảm cân). Hậu quả, em kiệt sức và tử vong.

Năm 2017, Joy Wangari, học sinh trường Tiểu học Mukandamia ở huyện Laikipia, Kenya, được đưa tới bệnh viện sau khi nôn ra máu, sau đó chết trong quá trình điều trị do vết thương quá nghiêm trọng.

nu sinh an giang tu tu o truong anh 3

Trên thế giới, không ít lần giáo viên sử dụng bạo lực với học trò, gây ra những cái chết thương tâm. Ảnh minh họa: Next Shark.

Thầy giáo giao bạn dạy Joy Wangari đọc tiếng Anh và cho phép đánh nếu em không đọc được.

Ông ta cũng đánh mạnh vào lưng nạn nhân khi em thừa nhận không biết đọc. Một số phụ huynh cho biết thầy giáo yêu cầu bạn học cùng đánh Joy nhằm che giấu những vết thương do mình gây ra.

Sau cái chết của nữ sinh 10 tuổi, thầy giáo bỏ trốn.

Năm 2015, cảnh sát Ấn Độ bắt giữ hiệu trưởng của ngôi trường Dwarika Prasad tại bang Uttar Pradesh, sau khi ông này ra tay đánh đập dã man học sinh.

Trước đó, nam sinh Shiva (11 tuổi) bị giáo viên phát hiện lấy trộm tẩy và bút chì của bạn. Sau khi bị hiệu trưởng tát, đấm liên tiếp, cậu bé nhập viện trong tình trạng xuất huyết dạ dày và không qua khỏi.

nu sinh an giang tu tu o truong anh 4
Dù là lời nói hay hành động, những hình thức bạo hành đến từ người lớn tại trường học đều có thể để lại “bóng ma tâm lý” ám ảnh lâu dài cho học sinh. Ảnh: Stock.

Cha mẹ cũng có lỗi

“Thật khó để xác định điều gì khiến giáo viên vượt qua những ranh giới kỷ luật cơ bản để chửi mắng, đe dọa, thậm chí làm nhục, đánh đập học sinh, khiến các em sợ đến trường”, Jessica Kelmon, biên tập viên giáo dục, sức khỏe trẻ em của tổ chức phi lợi nhuận GreatSchools (Mỹ), viết trong bài When The Teacher Is The Bully (tạm dịch: Khi giáo viên là kẻ đi bắt nạt).

Jessica Kelmon gọi tình trạng giáo viên bạo hành học sinh là “cuộc chiến mà những đứa trẻ không thể chống lại”. Bà lý giải trong cuộc chiến đó, học sinh là người duy nhất bị tổn thương, các em hoàn toàn không thể tự bảo vệ mình.

Với tâm lý non nớt, việc bị giáo viên bắt nạt khiến nhiều em lâm vào bế tắc vì không biết làm cách nào để thoát ra.

Kể cả khi ý thức được mình bị thầy, cô giáo bạo hành tinh thần, đa số không thể làm gì khác nếu không có sự bảo vệ từ cha mẹ hoặc luật pháp can thiệp.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lớn chỉ nhận ra tính chất nghiêm trọng và hậu quả khi "sự đã rồi" vì thiếu tin tưởng con trẻ.

nu sinh an giang tu tu o truong anh 5

Khi các bậc cha mẹ biết con bị giáo viên bạo hành về thể chất, họ thường không ngần ngại tố cáo. Tuy nhiên, với trường hợp bắt nạt bằng lời nói, cha mẹ không biết phải làm gì và lo ngại sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn nếu làm to chuyện.

Sau khi Y. bị cô giáo phát hiện hành động lén ghi âm, nhà trường đã mời phụ huynh nữ sinh đến làm việc.

Vì muốn con yên ổn học tập trong 3 năm phổ thông, gia đình yêu cầu Y. xin lỗi nhà trường và cô chủ nhiệm.

Nhưng sau cùng, nữ sinh không hề nhận được sự yên ổn như gia đình hy vọng, thậm chí sự việc còn bị đẩy xa hơn, vượt quá giới hạn chịu đựng của em.

Từng chia sẻ với Zing, tiến sĩ Lê Nguyên Phương cho hay bạo hành học sinh trong nhà trường chắc chắn có một phần xuất phát từ nhận thức ảnh hưởng bởi văn hóa của người Việt Nam.

‘“Thương cho roi vọt, ghét cho ngọt bùi’ hay ‘Đòn đau, nhớ lâu’ là những câu trẻ em Việt Nam nghe từ cha mẹ lẫn thầy cô. Một số cha mẹ thậm chí còn khuyến khích thầy cô đánh con mình để dạy chúng nên người”, tiến sĩ Lê Nguyên Phương nói.

Song, những lời lẽ mang tính miệt thị, hành động xúc phạm hay các hình phạt phản cảm chỉ đem lại sự phản giáo dục và khiến những đứa trẻ tổn thương.

Theo Very Well Family, khi các bậc cha mẹ biết con bị giáo viên bạo hành về thể chất, họ thường không ngần ngại tố cáo. Tuy nhiên, với trường hợp bắt nạt bằng lời nói, họ không biết phải làm gì và lo ngại sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn nếu làm to chuyện.

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh ở đây là ghi lại, thu thập bằng chứng về tất cả sự cố bắt nạt, bao gồm ngày, giờ, nhân chứng, hành động và hậu quả.

Tiếp theo, cha mẹ cần đảm bảo sẽ hỗ trợ con cái, dựa trên sự ủng hộ và lắng nghe thực sự, giúp trẻ tập trung vào điểm mạnh của mình thay vì để chuyện bị bạo hành làm suy sụp tinh thần.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất của hành vi bắt nạt, phụ huynh có thể đề nghị gặp trực tiếp giáo viên và trao đổi rõ ràng, tránh la hét, buộc tội, đổ lỗi hay đe dọa khởi kiện.

Nếu khiếu nại của gia đình vẫn không được giải quyết, hãy tìm đến các cấp cao hơn để giành lại công bằng cho trẻ.

Tại Anh, một trang web về bạo lực học đường dành riêng một phần để cảnh báo phụ huynh về bạo lực xuất phát từ thầy cô, hướng dẫn người nhà cách phát hiện con mình bị giáo viên hành hạ.

Năm 2018, M.A, một học sinh trung học ở Boston (Mỹ) từng yêu cầu trường cho chuyển lớp vì thường xuyên bị giáo viên sỉ nhục, hành hạ. Thay vì tìm hiểu nguyên nhân, trường đình chỉ học người này, ghi vào hồ sơ.

Việc này ảnh hưởng cơ hội vào đại học của M.A. Vì thế, nam sinh này đã thuê luật sư, đưa vụ việc ra tòa.

Nỗ lực giúp con thoát béo phì của cha mẹ Trung Quốc

Thừa cân, béo phì đang là vấn đề đáng báo động ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Trung Quốc. Bộ Giáo dục nước này buộc phải đưa Thể dục vào kỳ thi chuyển cấp để cứu vãn tình hình.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm