Câu 1. Vị vua nào hăm dọa sứ thần?
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sáng lập nhà Tiền Lê. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, mỗi khi tiếp sứ thần Trung Quốc, vua thường cho binh lính đánh nhau với hổ dữ, mời ăn thịt trăn, thị uy quân sự..., khiến sứ thần nhiều phen khiếp sợ. |
Câu 2. Vua nào từng giết hổ dữ trả thù cho mẹ?
Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) có công đánh đuổi quân Đường xâm lược trong khoảng năm 712-722. Ông mồ côi cha từ nhỏ, sống với mẹ. Một lần, mẹ vào rừng kiếm củi bị hổ dữ hại. Đau lòng, vua cùng dân làng tiêu diệt hổ trả thủ cho mẹ. |
Câu 3. Vua nhà Trần nào từng từ bỏ ngôi báu đi tu?
Trần Nhân Tông là vị vua nổi tiếng có duyên với Phật giáo. Năm 1294, ông từ bỏ ngôi báu, mặc áo cà sa, lên núi Yên Tử đi tu, lập ra phái Thiền của Phật giáo Việt Nam. |
Câu 4. Vua nào tổ chức hội thề Lũng Nhai, quết tâm đánh đuổi giặc xâm lược?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sinh thời, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) "thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ". Trước khi phất cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, vua tổ chức hội thề Lũng Nhai, quy tụ hào kiệt chống giặc cứu nước. |
Câu 5. Vua nào khiến kẻ thù “sợ như sợ cọp”?
Quang Trung - Nguyễn Huệ là vua giỏi cầm quân bậc nhất sử Việt. Chỉ bằng một trận đánh duy nhất, vua đã quét sạch 50.000 quân Xiêm xâm lược năm 1785. Theo chính sử nhà Nguyễn, sau trận thua này, quân Xiêm "sợ Huệ như sợ cọp". |
Câu 6. Vua nhà Nguyễn tự tuyển vợ cho mình?
Thành Thái là một trong những vị vua yêu nước của nhà Nguyễn. Vua Thành Thái thường xuyên có những chuyến vi hành để tuyển vợ. Theo các tài liệu lịch sử, đây là biện pháp ngụy trang của vị vua yêu nước. Những cô gái được tuyển lựa được đem về cung, huấn luyện thành đội quân tóc dài chống Pháp. |
Câu 7. Vua duy nhất từng thi đỗ “võ trạng nguyên”?
Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là người sáng lập nhà Mạc. Ông nổi tiếng là người có sức khỏe hơn người, từng thi đỗ “võ trạng nguyên”. Hiện vẫn còn cây đao nặng hơn 30 kg, vua từng sử dụng. |
Câu 8. Vua nào tự lập bia mộ kể tội mình?
Tự Đức là vị vua thứ tư của triều Nguyễn. Thông thường, bia mộ là do con cái lập cho bố mẹ, Tự Đức vì không có con nối dõi nên tự lập cho mình. Hiện nay, tấm bia đá này vẫn còn nguyên vẹn tại lăng của ông. Trêm tấm bia hơn 3.000 chữ này, Tự Đức tự kể tội mình. Vua cho rằng ông có 2 tội lớn là để mất nước vào tay người Pháp và không có con nối dõi tông đường. |