Câu 1: Vua nào gắn với giai thoại trống dời canh còn đọc sách?
Lê Thánh Tông là vua nổi tiếng anh minh của nhà Hậu Lê. Không chỉ giỏi trị nước, tài thơ phú, Lê Thánh Tông còn là tấm gương ham học để hậu thế noi theo. Tên tuổi ông gắn liền giai thoại: Trống dời canh còn đọc sách / Chiều xế bóng chửa thôi chầu. |
Câu 2: Vua triều Nguyễn đặc biệt thích đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Vua Tự Đức triều Nguyễn là người đặc biệt đam mê Truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, vua Tự Đức đọc mòn bìa sách mấy lần, phải mang đi đóng lại. |
Câu 3: Vua thưởng bạc cho Phan Huy Chú vì có công biên soạn sách?
Năm 1821, sử gia Phan Huy Chú dâng lên vua Minh Mạng bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”. Sau khi xem xong, ông vua hay chữ nhà Nguyễn khen “soạn khéo lắm” rồi ban thưởng 30 lạng bạc, 30 thỏi mực, 30 cái bút. Minh Mạng là vị vua rất ham đọc sách. Ông từng thức khuya, dậy sớm để đọc sách, tấu chương, khuyến khích quan lại nhà Nguyễn đọc nhiều sách. |
Câu 4: Vua nào ghi lời mẹ dạy thành cuốn sách?
Vua Tự Đức cũng nổi tiếng hiếu thuận. Ông rất nghe lời mẹ chỉ dạy. Những giáo huấn của bà Từ Dụ (mẹ vua) đều được Tự Đức cho người ghi chép lại cẩn thận thành cuốn "Từ huấn lục" (sách ghi chép những điều mẹ dạy). |
Câu 5: “Trung hưng thực lục” là cuốn sách do vua nào viết?
"Trung hưng thực lục" là cuốn sách gồm 2 quyển, chép về việc đánh đuổi quân Mông - Nguyên xâm lược. Đây là cuốn sách do Trần Nhân Tông, vị vua hay chữ bậc nhất triều Trần, viết. |
Câu 6: Vị vua từng mượn sách để đọc?
Mượn sách về đọc là giai thoại đẹp gắn liền vua Lê Thánh Tông. Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam", ông từng sai nội quan đến Hàn lâm viện để mượn sach "Nhật lịch" (ghi chép việc hàng ngày của nhà vua) về xem. |
Câu 7: “Luận ngữ diễn ca” là cuốn sách do vua nào viết?
Không chỉ ham đọc sách, vua Tự Đức còn nổi tiếng với tài sáng tác văn thơ (hơn 3.000 bài thơ) và viết sách về các lĩnh vực khác nhau. Luận Ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca là 3 tác phẩm do chính vua Tự Đức chấp bút. |