Câu 1. Vua đầu tiên trong lịch sử công khai thừa nhận lỗi lầm với nhân dân?
Lý Cao Tông (1173-1210) là vua thứ bảy của triều đại nhà Lý. Ông ăn chơi sa đọa khiến đất nước suy kiệt, giặc cướp nổi lên. Trước thực trạng đau lòng, Lý Cao Tông nhận ra sai lầm của mình, xuống chiếu xin lỗi nhân dân, hứa sửa chữa lỗi lầm. |
Câu 2. Đại thần nào có công phò tá Lý Cao Tông khi vua còn nhỏ?
Lý Cao Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, giai đoạn đầu trị vì, nhờ có thái phó Tô Hiến Thành ra sức phò tá, nên đất nước giữ được sự yên ổn. Sau khi thái phó họ Tô qua đời, vua Lý Cao Tông như con thuyền mất lái, lao vào ăn chơi, đất nước suy kiệt. |
Câu 3. Để bảo vệ ngai vàng cho Lý Cao Tông, Tô Hiến Thành từng từ chối cả mâm vàng hối lộ của ai?
Khi Lý Cao Tông mới lên ngôi, Chiêu Linh thái hậu muốn con trai bà là Lý Long Trát lên ngôi nên đã mang cả mâm vàng đến hối lộ Tô Hiến Thành để thay đổi di chiếu, phế truất Lý Cao Tông, đưa con bà lên ngôi nhưng Tô Hiến Thành nhất quyết không đồng ý. |
Câu 4. Vua Lý Cao Tông xuống chiếu xin lỗi thần dân năm nào?
Năm 1207, vua xuống chiếu: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại". |
Câu 5. Cuộc nổi loạn của ai khiến vua Lý Cao Tông phải bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long?
Do vua Lý Cao Tông ăn chơi trác táng, cuộc sống nhân dân khổ cực, lòng người oán thán, các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổi lên khắp nơi. Loạn Quách Bốc năm 1209 khiến vua phải bỏ cả kinh thành Thăng Long tháo chạy thoát thân. |
Câu 6. Trong cơn khốn khó, ai giúp Lý Cao Tông dẹp loạn Quách Bốc, ổn định triều chính?
Vua Lý Cao Tông được thế lực của Trần Lý và Tô Trung Từ ra tay giúp đỡ, dẹp được loạn Quách Bốc. Sau khi Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ (cậu của Trần Thị Dung) được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Họ Trần chính thức bắt đầu tham dự triều chính. |
Câu 7. Con nào của Lý Cao Tông đã kết duyên với Trần Thị Dung?
Trên đường chạy về Thái Bình trốn loạn Quách Bốc, Hoàng tử Sảm kết duyên với Trần Thị Dung (con gái Trần Lý). Sau này, Hoàng tử Sảm lên ngôi (Lý Huệ Tông), phong Trần Thị Dung làm Hoàng hậu. Thế lực nhà Trần nhờ đó ngày càng hùng mạnh, nắm hết quyền bính trong triều. |
Câu 8. Những năm cuối đời, vua Lý Huệ Tông từ bỏ ngai vàng để làm gì?
Lý Huệ Tông làm vua trong bối cảnh quyền bính rơi vào tay dòng họ Trần. Năm 1224, Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng, đi tu ở chùa Chân Giáo. |