Theo Bloomberg, ngày 22/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận hiệu quả của thuốc kháng virus Paxlovid do Pfizer sản xuất với bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh cao. Đồng thời, tổ chức này “khuyến cáo đặc biệt” thuốc Paxlovid cho những người bị bệnh nhẹ nhưng nguy cơ trở nặng cao.
Trong bài báo được công bố trên tạp chí BMJ, các chuyên gia của WHO đánh giá sự kết hợp giữa nirmatrelvir và ritonavir là “lựa chọn xuất sắc” khi điều trị cho những người chưa được tiêm chủng, người già hoặc bị suy giảm miễn dịch. Nhóm người này nên dùng thuốc càng sớm càng tốt khi mắc Covid-19 để giảm nguy cơ nhập viện.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Paxlovid có thể ngăn ngừa nhiều ca nhập viện hơn những loại thuốc hiện có. Nó cũng ít tác dụng phụ hơn so với Molnupiravir và dễ sử dụng hơn thuốc tiêm tĩnh mạch Remdesivir.
Khuyến nghị mới dựa trên kết quả của hai thử nghiệm lâm sàng với gần 3.100 bệnh nhân, cho thấy Paxlovid làm giảm 85% nguy cơ nhập viện. Các thử nghiệm cũng cho thấy “không có sự khác biệt quan trọng về tỷ lệ tử vong" và "ít hoặc không có nguy cơ tác dụng phụ dẫn đến ngừng thuốc".
Khuyến cáo áp dụng cho những người trên 18 tuổi, nhưng không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. WHO cho hay thuốc này không khuyến khích dùng cho người ít có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc Covid-19 vì lợi ích không đáng kể. Ngoài ra, họ từ chối đưa ý kiến ở những người mắc Covid-19 thể nặng do thiếu dữ liệu.
Trước đó, Paxlovid cũng được đánh giá cao khi mang lại hy vọng cho những người bị hội chứng Covid-19 kéo dài. Hai bệnh nhân gặp các triệu chứng mệt mỏi mạn tính nhưng sau khi dùng Paxlovid, tình trạng này đã biến mất hoàn toàn và không còn cảm thấy suy nhược. Kết quả này dấy lên hy vọng cho các nhà nghiên cứu, song, nhiều người vẫn tỏ ra rất thận trọng khi đánh giá.
Liệu pháp kháng virus đường uống Paxlovid (gồm Nirmatrelvir và Ritonavir) được chỉ định để ngăn chặn SARS-CoV-2 nhân lên trong tế bào vật chủ của người. Ritonavir (thuốc kháng HIV) sẽ giúp Paxlovid tồn tại trong cơ thể với thời gian dài hơn. Thuốc chỉ định cho bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng từ 12 tuổi trở lên.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.