Bắt đầu ngày làm việc từ 4 giờ sáng, người đàn ông này sẽ đi khắp 5 trang trại ở vùng Schipluiden, Hà Lan để thu mua sữa. Có hơn 19 năm sống cùng những chuyến xe chở sữa tươi nguyên liệu cho Tập đoàn FrieslandCampina, anh Rob Walberg đã đạt đến trình độ chỉ nhìn cũng biết sữa chất lượng hay không. Tuy nhiên, trình độ này không đến từ cảm quan cá nhân. Giống hàng nghìn tài xế xe bồn của FrieslandCampina, anh được tập huấn thường xuyên để biết cách nhận biết chất lượng sữa chuyên nghiệp. |
Kiên định theo chuẩn Hà Lan, quy trình quản lý chất lượng nội bộ mang tên Foqus - hệ thống kiểm soát an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm được xây dựng trên nền tảng các tiêu chuẩn ISO, Codex, HACCP - đã được FrieslandCampina áp dụng trong tất cả khâu “từ đồng cỏ đến ly sữa”. Mỗi 2 năm một lần, tập đoàn sẽ tổ chức các buổi tập huấn và đánh giá kiến thức, đảm bảo các tài xế luôn hiểu và tuân thủ quy trình thu mua đạt chuẩn. |
Theo quy chuẩn trên, trước khi đánh xe đi thu gom sữa tại các trang trại, mỗi bồn chứa, vòi dẫn cũng như dụng cụ lấy và trữ sữa mẫu luôn được các tài xế vệ sinh cẩn thận bằng dung dịch clo, chiếu tia UV để tiệt trùng. |
Tại các điểm thu mua sữa, tài xế sẽ kiểm tra nhanh màu, mùi, nhiệt độ, độ pH của sữa và lấy mẫu đi phân tích tại Qlip. Nguồn sữa tươi nguyên liệu được xác nhận đạt chuẩn thu mua Hà Lan khi mẫu phân tích và phân loại chất lượng đạt chuẩn về tỷ lệ tạp trùng trong mỗi ml sữa; kháng sinh không vượt quá mức cho phép. Bí quyết nằm ở việc sữa được làm lạnh sớm ở 0-4 độ C. Tỷ lệ tạp trùng trong sữa càng thấp, quy trình xử lý nhiệt rút ngắn thời gian, thành phẩm sẽ giữ trọn được sự tươi ngon vốn có và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. |
Sau khi gom đủ sữa nguyên liệu, từng xe bồn sẽ tụ họp về các nhà máy gần nhất trong thời gian quy định. Ở Hà Lan, FrieslandCampina bố trí các nhà máy nằm cách các trang trại không quá 70 km, tức không quá 1,5 giờ lái xe. |
Tại nhà máy, mẫu sữa của các trang trại trải qua khoảng 80 phân tích để phát hiện vi sinh vật không mong muốn, cũng như đảm bảo chỉ số dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng. Trong trường hợp những mẫu sữa này không đạt chuẩn, cả bồn sữa sẽ bị đổ đi hoặc tiêu hủy. Kết quả này sẽ được thông báo trên mạng nội bộ để người nông dân tiếp cận và biết sữa của nông trại mình đạt chuẩn hay không. |
Bằng sự khắt khe trong từng khâu nhỏ nhất như vật dụng chứa sữa, thời gian vắt và vận chuyển, dòng sữa Cô Gái Hà Lan khi đến tay người dùng là sản phẩm đạt chuẩn chất lượng Hà Lan và có giá trị dinh dưỡng cao. Chưa dừng lại ở đó, quy chuẩn thu gom và kiểm tra nghiêm ngặt này được Cô Gái Hà Lan áp dụng đồng nhất cho hàng chục nghìn hộ chăn nuôi tại hơn 100 quốc gia mà hãng hiện diện, bao gồm Việt Nam. |
Tại Việt Nam, những cô bò của 4.000 hộ nông dân được vắt sữa tối đa 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 10-12 tiếng. Sữa sau khi vắt được đưa đến các điểm làm lạnh trong tối đa 45-60 phút để đảm bảo chất lượng, tránh nhiễm khuẩn. Tại đây, sữa luôn được bảo quản ở ngưỡng 0-4 độ C, chờ xe của Cô Gái Hà Lan đến thu gom theo giờ quy định mỗi ngày. Xác định các chuyến xe thu gom sữa là "cổng kiểm soát đầu tiên" đảm bảo sữa nguyên liệu đạt chuẩn, công ty yêu cầu tài xế không chỉ có kinh nghiệm vận hành xe bồn, mà còn hiểu chất lượng sữa của từng trang trại, biết cách kiểm tra tại chỗ sữa đầu vào. |
Sau khi kiểm tra sơ bộ và xác định sữa đạt chuẩn, từng can sữa sẽ được gắn thiết bị theo dõi để quản lý và truy xuất thông tin nếu cần trong 4 tiếng. Sữa tiếp tục được đưa vào phòng thí nghiệm của nhà máy để kiểm tra thêm về tỷ lệ tạp trùng và hàm lượng dinh dưỡng. |
Đồng nhất quy chuẩn như tại Hà Lan, trong khâu này, nếu sữa có kháng sinh hoặc không đảm bảo chất lượng, cả bồn sữa sẽ bị loại bỏ. Nhờ vậy, mỗi hộp sữa tươi Cô Gái Hà Lan tại Việt Nam luôn đạt chuẩn chất lượng như tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. |