Ngày mùng 2 Tết, người dân đứng xếp hàng để mua vé vào di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Một số tuyến đường xung quanh khu vực này cũng xảy ra tình trạng tắc nhẹ. |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Với nhiều người, năm mới là thời điểm thích hợp nhất để đến di tích, xin chữ ông đồ, kính lễ tại cái nôi quốc học của dân tộc nên lượng người đổ về đây rất đông đúc. |
Trong chiều mùng 2, nhiều người phải chen chân tìm một chỗ đứng thích để cầu tài, cầu an. “Tôi đến để cầu cho các con được thông minh, ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, thi cử đỗ đạt và trở thành những con người có ích, có hiếu”, Thu Hồng (quận Cầu Giấy) cho biết. |
Không chỉ xin chữ, hàng nghìn người còn đổ về đây để chụp ảnh check-in, tận hưởng không khí ngày Tết. |
Nguyễn Thu Phương (quận Tây Hồ) cùng mẹ diện trang phục áo dài đi du xuân. “Mẹ tôi mặc áo tấc, tôi mặc áo giao lĩnh. Đây là cách gia đình tôi hướng về truyền thống trong những ngày du xuân”, Phương chia sẻ. |
Hoạt động buôn bán tại đây diễn ra tấp nập với đa dạng hàng hóa liên quan đến học tập như sách, bút, chuông bình an, chuông sao khuê, rùa bia tiến sĩ… Người dân thường mua và gửi gắm nguyện vọng cho con em được đỗ đạt, học giỏi. |
Những thẻ bài được viết đa dạng chữ như phúc, bình, an, khang… cũng thu hút du khách mua sắm. |
Để xin được chữ, người dân phải xếp hàng chờ cả nhiều hàng dài. Một số người đã bỏ cuộc. |
Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám quy định giá trần xin chữ là 200.000 đồng/tờ. Ở khu vực nhà Thái học, giấy được bán tại một quầy riêng. Người dân mua giấy với giá 100.000 đồng rồi đi xin chữ. Giá chữ không có quy định cụ thể và tùy tâm người trả. |
Những chữ Phúc, Lộc, Tâm, Tài, Hòa, An, Lạc… thường được nhiều người chọn với khát vọng, gửi gắm của người dân về cuộc sống tự do, an lành, công thành danh toại cho bản thân và gia đình. |
Sau hai năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được trở lại với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ ấn tượng và thu hút du khách. |
Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách
Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.