Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phân biệt nạn nhân gãy xương và trật khớp

Khi gặp nạn nhân nghi có vấn đề về xương, nếu biết cách xử lý, bạn có thể giúp họ giảm đau đớn và ngăn rủi ro về sau.

Theo chuyên gia sơ cứu người Australia, Tony Coffey, nhóm xương là các mô được bọc kiên cố với xương, các tế bào canxi và có phần lõi tủy mềm, nơi các tế bào máu được sản sinh. Một thanh xương bị gãy - nứt - rạn khi có lực mạnh tác động quá sức chịu đựng của xương. 

Các bó cơ, gân, dây chằn, dây thần kinh và các mạch máu đều bị ảnh hưởng khi một đoạn xương gặp tai nạn.

Gay xuong anh 1

Dấu hiệu gãy xương vì sưng tấy. Ảnh:

WebMD

Các dấu hiệu gãy - rạn - nứt xương: đau, sưng, bầm tím, biến dạng, không sử dụng được phần chi đó như thông thường. Xử lý cơ bản nhất trong tai nạn gãy - nứt - rạn xương là cố định phần bị gãy. Sau đó đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện. 

Trật khớp là tổn thương xảy ra khi xương bị áp lực buộc phải di chuyển khỏi vị trí thông thường của nó, thường là các vị trí khớp nối. Một số khớp nối thường bị trật là khớp cùi chỏ, vai, đầu gối cũng như các khớp ngón tay.

Gay xuong anh 2

Trật khớp ở cổ tay hãy chườm đá để giảm đau. Ảnh:

Metropolitan Pain Consultants

.

Nguyên nhân dẫn đến trật xương khớp thường là ngã, tai nạn, va chạm mạnh trong thể thao, các lực mạnh khác…

Dấu hiệu nhận biết là biến dạng, đau đớn, sưng tấy. Khi bị trật xương khớp, bạn cần cố định phần bị tổn thương, đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế - bệnh viện gần nhất. Nếu vùng trật khớp quá đau, bạn có thể chườm đá giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Thảo Nghi

Bạn có thể quan tâm