Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Xúc động xem ảnh kháng chiến phục dựng bằng AI tại TP.HCM

Hơn 200 bức ảnh trong giai đoạn 1940-1975 được phục dựng bằng trí tuệ nhân tạo, giúp lịch sử "sống lại" đầy cảm xúc trong triển lãm tương tác tại TP.HCM nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ.

Bao tang Biet Dong anh 1

Trước loạt dấu mốc lớn của đất nước như 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 50 năm Giải phóng miền Nam và sắp tới là 80 năm Quốc khánh, tinh thần yêu nước trong giới trẻ liên tục trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu sâu về những câu chuyện và giá trị lịch sử. Nhận thấy vấn đề đó, nhóm dự án "Sao Đầu Mũ" đã quyết định phục dựng ký ức dân tộc bằng công nghệ, giúp người trẻ chạm vào quá khứ một cách gần gũi và cảm xúc.

Bao tang Biet Dong anh 2

Hơn 200 bức ảnh tư liệu do Thông tấn xã Việt Nam và các cựu chiến binh cung cấp đã được phục dựng bằng công nghệ AI, tái hiện sống động những khoảnh khắc lịch sử với màu sắc chân thực, hình ảnh rõ nét. Triển lãm đang được diễn ra tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn Gia Định (phường Tân Định, TP.HCM), nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ.

Bao tang Biet Dong anh 3

Vì trí tuệ nhân tạo vẫn còn những hạn chế, trong quá trình phục dựng, nhóm dự án sẽ gửi lại cho các chứng nhân hoặc chuyên gia xem qua để đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn của lịch sử. Nhìn những bức ảnh màu sinh động, ông Lâm Quốc Dũng, Chiến Sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn, như được sống lại trong những thời khắc lịch sử. Ông nói: "Ảnh phục dựng đẹp và sắc nét, tôi sẽ gửi một số ảnh nhờ các bạn hỗ trợ để lưu lại làm kỷ niệm cho thế hệ sau"

Bao tang Biet Dong anh 4

Biết đến chương trình qua những tập podcast của các cô chú cựu chiến binh, Hoàng Gia Thuyên (phường Bình Thạnh) đã đến tham quan. "Những câu chuyện lịch sử được các bạn trẻ khai thác khá gần gũi, giúp tôi dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ. Trong đó, các bức ảnh trắng đen được phục dựng thành ảnh màu giúp chúng trở nên sống động, khắc họa rõ nét những vất vả của ông cha ta đã phải trải qua. Chúng khơi gợi cho tôi nhiều cảm xúc, và tôi như được sống trong những thời khắc lịch sử ấy", Thuyên chia sẻ.

Bao tang Biet Dong anh 5

Sáng 27/7, tại bảo tàng cũng diễn ra talkshow "A Symphony of 45-05-25" nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ được gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại cùng 3 nhân chứng sống của lịch sử như ông Lâm Quốc Dũng, bà Sáu Túy - Chiến Sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn hay bà Đặng Thị Thiệp - vợ của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai.

Bao tang Biet Dong anh 6

Nhắc về những tháng ngày khốc liệt, ông Dũng xúc động: "Không bút mực nào tả hết được cảnh mưa bom, lửa đạn, đói khát không một hạt cơm, bệnh tật triền miên... Nếu không kiên cường vượt qua, chúng ta sẽ dễ chùn bước và chẳng thể đến đích được". Lời chia sẻ cũng là lời nhắc nhở thế hệ mai sau của đất nước không được dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách.

Bao tang Biet Dong anh 7

Sự kiện thu hút đông đảo bạn trẻ sinh sống tại TP.HCM đến trò chuyện, tìm hiểu về lịch sử cũng như bày tỏ sự biết ơn, cảm phục đến thế hệ cha ông vì những nỗ lực, hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Bao tang Biet Dong anh 12

Triển lãm tương tác diễn ra trong hai ngày 27-28/7. "Lịch sử, nếu chỉ nằm trong sách vở, sẽ bị lãng quên. Nhưng khi sống lại bằng cảm xúc và hình ảnh, nó mới thực sự chạm đến trái tim người trẻ", đại diện dự án nói.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Nụ cười, nước mắt tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh trước thềm 30/4

Bảo tàng chứng tích chiến tranh là điều thu hút Charlotte (quốc tịch Đức) tìm đến TP.HCM. Cô xúc động khi nhìn nhiều tấm ảnh hiện trường và biết rằng nhiều nhiếp ảnh gia đã mất ngay sau khi chụp những khoảnh khắc đó.

Tái hiện 'thành phố bóng tối' u ám nhất Hong Kong

Triển lãm "Cửu Long Trại Thành qua lăng kính điện ảnh" hồi sinh "thành phố bóng tối" của thập niên 1980 với những con hẻm chật hẹp, nhộn nhịp trong phim trường lớn nhất Hong Kong.

Linh Huỳnh

Bạn có thể quan tâm