1. Núi Chứa Chan được xem là nóc nhà ở tỉnh nào?
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, đứng thứ hai vùng Đông Nam Bộ (sau núi Bà Đen cao 986 m). Nơi đây thu hút nhiều người yêu leo núi đến chinh phục bởi địa hình hiểm trở, yêu cầu người leo có kinh nghiệm. |
2. Tên gọi khác của Núi Chứa Chan?
Người dân địa phương còn gọi núi Chứa Chan là núi Gia Lay, Gia Lào. Ngọn núi kỳ vĩ nằm ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách TP.HCM khoảng 110 km. Núi Chứa Chan được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2012. |
3. Độ cao của ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ?
Với độ cao 837 m so với mực nước biển, núi Chứa Chan khiến mọi du khách phải chuẩn bị thể lực khá tốt trước khi leo do địa hình nhiều núi đá khúc khuỷu. Nếu không thể leo núi, du khách có thể chọn dịch vụ cáp treo để ngắm cảnh quan thiên nhiên. |
4. Theo truyền thuyết, tên gọi núi Chứa Chan bắt nguồn từ đâu?
Vào thế kỷ 17, một vị tướng người Việt bị bắt. Vợ ông đang có thai cũng bị vua Khmer ép làm vợ. Người con gái sau này biết chuyện quyết tâm đi tìm cha. Khi 3 người bỏ trốn, người Chăm truy đuổi đến mức cả gia đình nhảy xuống vực tự vẫn. Người dân đặt tên núi Chứa Chan để nói lên tình cảm gia đình chan chứa. |
5. Người leo núi chinh phục đỉnh núi Chứa Chan trong bao lâu?
Khách du lịch trekking đến núi Chứa Chan thường để săn mây hoặc ngắm cảnh bình minh sáng sớm. Với độ cao 837 m, mỗi người cần 3-4 tiếng để lên đến đỉnh núi. Nếu ít kinh nghiệm, bạn hãy hỏi người dân địa phương và xe ôm quanh khu vực để biết rõ địa hình. |
6. Địa hình núi Chứa Chan chỉ phù hợp với du lịch khám phá mạo hiểm?
Dù sở hữu địa hình núi đá hiểm trở, nhiều vách dựng đứng, núi Chứa Chan không phải là tọa độ khó chinh phục cho mọi người thích khám phá. Nơi đây có các dòng suối mát trong giữa rừng cây, rừng cỏ lau với tầm nhìn xa. Nhóm đông người có thể tổ chức cắm trại ngắm bầu trời đầy sao trước dậy khi leo núi săn mây. |
7. Mệnh danh nào sau đây đúng về tỉnh Đồng Nai?
Là địa phương đứng đầu trong ngành chăn nuôi heo của các nước từ xưa, Đồng Nai được nhiều người ví von với mệnh danh "thủ phủ heo". Từ những năm 1960, trong giai đoạn chiến tranh, Đồng Nai vẫn sở hữu những trang trại nuôi heo số lượng lớn theo hướng công nghiệp. |