1. Tên gọi của ngôi chùa lớn nhất thế giới tọa lạc ở Việt Nam?
Quần thể chùa Tam Chúc, tổng diện tích gần 5.100 ha gồm hồ nước, núi đá và rừng tự nhiên bao quanh, đang là nắm giữ danh hiệu ngôi chùa lớn nhất thế giới. Nơi đây được ví như vịnh Hạ Long trên cạn với ba mặt bao bọc bởi dãy núi thất tinh, phía trước là hồ Tam Chúc. Ảnh: Nguyễn Hoa. |
2. Chùa Tam Chúc cổ được xây vào thời nhà nào?
Chùa Tam Chúc cổ có từ thời nhà Đinh gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Chùa Tam Chúc mới như ngày nay được cải tạo, xây dựng các hạng mục cổng Tam Quan, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, tháp Ngọc... Ảnh: Đào Văn Minh. |
3. Tên gọi khác của chùa Linh Phước?
Chùa Linh Phước (Lâm Đồng) được khởi công xây dựng vào năm 1949. Nơi đây có tên gọi khác là chùa Ve Chai bởi lối kiến trúc đặc biệt, các bức tường được khảm bằng những mảnh chén, bát vỡ nhiều màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Nét độc đáo này là điểm nhấn thu hút sự chú ý của đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước khi đến phố núi. Ảnh: Canhciu. |
4. Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam?
Được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 2 (khởi công năm 187 và hoàn thành năm 226), chùa Dâu, hay còn có tên gọi Diên Ứng, được xem là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Qua hàng nghìn năm lịch sử và nhiều lần trùng tu, chùa Dâu vẫn giữ dáng vẻ khiêm nhường của ngôi cổ tự thâm nghiêm. Ảnh: Rodri_aranda. |
5. Ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á?
Cách thủ đô Hà Nội 100 km, chùa Bái Đính là một trong những trung tâm sinh hoạt và tổ chức các sự kiện văn hóa tâm linh lớn ở Việt Nam. Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nặng 100 tấn bằng đồng nguyên chất dát vàng ngồi trên toà sen và niệm hoa sen cao 10 m, bệ cao 1,5 m là biểu tượng của ngôi chùa này. Ảnh: Memos from Asia. |
6. Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á tọa lạc ở tỉnh nào?
Sau 4 năm xây dựng, chánh điện và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chùa Phật Quốc Vạn Thành đã hoàn thiện. Ngôi chùa tọa lạc tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, cách trung tâm TP.HCM khoảng 100 km. Đứng từ bên kia hồ Chà Là (đập Sở Nhì), du khách có thể chiêm ngưỡng bức tượng trên mái chùa cao 73 m. Ảnh: Trung Huỳnh. |