Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Yêu nhau củ ấu cũng tròn'

Biết là thế, nhưng suốt cả quãng thời gian dài bên nhau, làm sao tránh cho khỏi những chướng ngại. Thật sự cần lắm một chút quan tâm, một chút tinh tế khi ứng xử để không phải tiếc nuối 2 chữ “giá như”...

Người đàn bà thứ hai

Phương Hằng (25 tuổi, nhân viên ngân hàng) nhớ như in lần ra mắt chính thức gia đình chồng sắp cưới cách đây một năm. Trái với không khí vui vẻ, ấm cúng trong bữa tối, đến khi tạm biệt ra về được Khang nắm tay đưa ra cửa, Hằng chợt thấy trong ánh mắt mẹ chồng tương lai có nét gì buồn bã. Cũng đúng thôi, lần đầu chứng kiến đứa con trai duy nhất quan tâm, chăm sóc cô gái khác, người mẹ nào mà chẳng có chút sóng dấy lên trong lòng. Tối đó Hằng cứ trằn trọc suy nghĩ mãi, tự nhủ phải làm gì đó để mẹ Khang không còn cảm giác bà đang mất đi người con trai yêu dấu của mình.

Dành sự quan tâm nhiều hơn đến mẹ chồng sẽ giúp hóa giải những tình huống khó xử khi về làm dâu.

Rồi dịp thuận tiện cũng đến, vào ngày sinh nhật mẹ Khang không lâu sau đó, Hằng quyết định tự làm một chiếc bánh kem xinh xắn gửi tặng mẹ anh, không quên kèm theo đĩa CD ghi sẵn ca khúc “Người đàn bà thứ hai”. Chẳng biết Khang có tỉ tê gì với mẹ thêm không mà mấy dịp lễ của gia đình sau đó, nhiều lúc chính mẹ anh lại là người gọi điện rủ cô đến nhà chơi. Rồi dần dần, khi đã về làm dâu, hai mẹ con lại có thêm nhiều dịp chuyện trò về những thú vui chung, về phim truyền hình, về gu âm nhạc. “Nói làm người thứ hai, ai mà chịu. Nhưng nếu người phụ nữ số một chính là mẹ chồng thì được chấp nhận để làm người thứ hai đã là một hạnh phúc rồi” - Hằng cười chia sẻ.

Yêu ai yêu cả đường đi

Dù vẫn biết ai chẳng có điểm không vừa ý đối phương, nhưng phải chăng khi tình yêu đã trở nên lâu dài đến quen thuộc, người ta không còn dễ bỏ qua hay “chịu đựng” như phút mới yêu ban đầu? Nhận biết và ứng xử sao cho hợp tình hợp lý ở thời điểm nhạy cảm này là điều quyết định rất nhiều cho hạnh phúc về sau. Chuyện của Lan và Phúc là một ví dụ.

Những khúc mắc trong tình yêu là chuyện thường tình.

Do tính chất công việc đôi khi cần sự tập trung cao nên Phúc thường xuyên để điện thoại ở chế độ rung khiến Lan rất khó liên lạc với anh mỗi khi có việc cần. Mới đầu Lan còn nhắc nhở nhẹ nhàng, rồi giận dỗi nhưng tình hình chẳng cải thiện bao nhiêu. Đỉnh điểm một lần, Lan bị ngã xe, chân đau, phải dắt bộ giữa đường, Lan gọi mãi nhưng Phúc không nhấc máy… Về đến nhà 20 phút sau mới thấy Phúc gọi lại, bao nhiêu uất ức trong lòng Lan cứ thế tuôn ra không dứt. Mặc dù biết bản thân mình có lỗi nhưng khi nghe Lan to tiếng, Phúc cũng thấy tự ái và khó chịu. Lời qua tiếng lại, cuối cùng trở thành một trận cãi nhau nảy lửa và kết thúc là sự im lặng lạnh lùng suốt một tuần dài.

Hành động chân thành cùng cách gửi thông điệp tinh tế sẽ giúp tình yêu thêm bền vững.

Tuy nhiên sau đó, nỗi nhớ ngày một nhiều, nhưng nghĩ mãi mà không biết làm lành thế nào, Phúc bèn hẹn nhóm bạn rồi gọi điện cho Lan rủ đi ăn cùng, phần để “thăm dò”, phần để không khí bớt phần căng thẳng… Nhận điện thoại của Phúc, Lan cũng có chút vui vui nhưng cơn giận trong lòng thì vẫn còn nhiều lắm. Cho đến khi chở Lan về tới nhà, lấy lý do sợ Lan chưa no, Phúc dúi vào tay người yêu một chiếc Chocopie, có kèm theo lời nhắn dí dỏm “Mình ký hiệp ước kết thúc Chiến tranh lạnh nhé”, Phúc tỉnh queo “Anh mua đại vì sợ trễ giờ đón em, đâu có lựa đâu, chắc là duyên số cho mình làm hòa với nhau đó”, Lan bật cười chẳng còn tâm trạng mà khó chịu với anh nữa. Thế là hòa! Mỗi khi nhắc lại sự cố này Lan và Phúc vẫn thường trêu nhau rằng, chẳng ai ngờ có lúc vị cứu tinh cho cuộc tình của họ lại chỉ đơn giản là… một chiếc bánh.

Những thông điệp tình tuy giản đơn nhưng dễ chạm đến trái tim.

Tình yêu vốn dĩ muôn màu, có vui buồn, có khó khăn thử thách, có hờn giận, có sai lầm. Nhưng chắc chắn, sẽ không khó để cập bến hạnh phúc hoàn mỹ nếu hai người trong cuộc luôn ưu tiên cho chữ “tình” trong mọi tình huống.

Tư liệu: Chocopie

Bạn có thể quan tâm