Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Yêu' web hơn chồng

Cả việc chăn gối với chồng cũng thưa dần. Cả ngày ở cơ quan, tối về ăn xong lại vào mạng cho tới tận 1- 2h sáng, rồi leo lên giường ngủ một mạch cho tới sáng.

'Yêu' web hơn chồng

Cả việc chăn gối với chồng cũng thưa dần. Cả ngày ở cơ quan, tối về ăn xong lại vào mạng cho tới tận 1- 2h sáng, rồi leo lên giường ngủ một mạch cho tới sáng.

`Yêu` web hơn chồng
Ảnh minh họa

Tại các trung tâm tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình cũng như diễn đàn trên mạng Internet, nhiều ông chồng đã than phiền, vợ họ nghiện lướt web, viếtblog đến nỗi bỏ rơi chồng con, khiến gia đình thường xuyên lục đục.

Mất ngủ triền miên vì Internet

Ở cơ quan mỗi ngày 8h đồng hồ, chị Thanh, biên tập viên của tờ tạp chí chuyên ngành gần như gắn liền công việc với chiếc máy tính. Nhưng về đến nhà, một tay tháo giầy, một tay chị bật ngay chiếc máy tính xách tay (laptop) để vào mạng. Chị vừa nấu cơm, vừa chat hoặc lướt web, viết blog. Mải lang thang trên mạng, có hôm nồi thịt cháy khét lẹt, đứa con 7 tuổi nhắc, chị mới cuống cuồng chạy lại xử lý.

Đã một thời gian dài, chị Thanh Nguyễn mắc chứng nghiện Internet. Hôm nào mạng hỏng là người chị bứt rứt, thẫn thờ. Chồng chị nhắc nhở nhiều lần nhưng chị vẫn không thay đổi. Từ việc lệ thuộc vào thói quen lướt web, chị Thanh có hôm còn quên cả đón con, quên nhắc con tắm gội. 

Trước đây, cứ tối đến chị lại đọc truyện cho con nghe, nhưng từ ngày mải miết với “thế giới ảo”, chị bỏ luôn thói quen đó. Cả việc chăn gối với chồng cũng thưa dần. Cả ngày ở cơ quan, tối về ăn xong lại vào mạng cho tới tận 1- 2h sáng, rồi leo lên giường ngủ một mạch cho tới sáng.

Chị Quỳnh, làm ở một công ty quảng cáo cũng mắc chứng nghiện Internet. Quỳnh nói: “Nếu hỏi giờ mình yêu ai, hay ai là bạn thân thì mình sẽ trả lời ngay rằng đó là chiếc máy tính nối mạng”. Vui buồn cũng từ đó mà ra, chia sẻ cũng từ đó. Với ưu điểm “trực tuyến”, chỉ cần đưa lên status một câu thông báo là rất nhiều lời hỏi han bay về ngay lập tức. Không có gì tiện lợi và ít tốn kém hơn thế.

Mỗi ngày, chị Quỳnh dành trung bình 14 giờ để vào mạng, trong đó chỉ có khoảng 4 giờ cho công việc. Còn lại là chat, viết, đọc blog. Thế giới mạng không có biên giới, là một con đường không có đích nên chị Quỳnh không còn thời gian để thăm bạn bè, đưa con đi chơi. Nhan sắc chị xuống cấp trầm trọng vì mất ngủ.

Vì sao nhiều phụ nữ lại nghiện lướt web?

Theo điều tra mới được công bố của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Mỹ, phụ nữ Mỹ là những người thường xuyên sử dụng Internet và lướt web nhiều hơn đàn ông. Nếu như năm 2004, tỉ lệ sử dụng Internet ở đàn ông cao hơn nữ giới thì tới năm 2008 phụ nữ đã chiếm nhiều hơn nam giới. Ở Việt Nam chưa có con số nào cụ thể về mức độ sử dụng máy tính giữa phụ nữ và nam giới, nhưng do nhu cầu công việc nên nhiều nhóm phụ nữ nơi thành phố hiện nay đang  sử dụng máy tính ngày một tăng cao.

Chị Bùi Loan, công tác ở một tổ chức phi chính phủ cho biết, mọi diễn biến tâm trạng của chị thế nào đều thể hiện rất rõ trong blog. Blog là một phần của cuộc sống tinh thần của chị. Chồng chị là một giám đốc bận rộn suốt ngày, ngoài hai đứa con chung cần phải quan tâm, gần như họ không có mối quan hệ nào khác. “Anh ấy như một tảng nước đá di động, sự bận rộn toan tính làm anh ấy thay đổi”- chị Loan nói.

Tối đến, sau khi các con đi ngủ, chị Bùi Loan lại thức cùng chiếc laptop để lang thang trên “thế giới ảo”. Đêm nào cũng 2- 3h sáng, chị vẫn còn ở trên mạng, lúc nghe nhạc, lúc đọc sách. Trên mạng có thể đem lại cho chị những gì chị muốn để khỏa lấp nỗi trống trải trong tâm hồn của mình. Trông chị lúc nào cũng gầy và xanh, mắt thâm quầng vì mất ngủ.

Chị Hoài, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng là một người “nghiện lướt web”. Nhà chị hai vợ chồng có hai chiếc laptop, thậm chí trong phòng ngủ của vợ chồng chị có hai chiếc giường con. Đó là thói quen vì chị không chịu nổi mùi thuốc lá và mùi rượu mỗi khi ông chồng nhậu say. Chồng chị có thói quen ngủ sớm, chị lại có thói quen thức muộn. Tối nào chị cũng ôm laptop lên giường, “lặn lội” vào các trang web, rồi tải ảnh lên blog.

Ban đầu thấy vợ vào blog là chồng chị Hoài nghĩ ngay, chắc lại vào đó để “hú hí” nhưng sau khi hiểu là blog đơn giản chỉ là nơi để tâm sự nên anh cũng chiều vợ. Dần dần, chị Hoài nghiện thế giới ảo, không còn có thói quen tâm sự với chồng. Ngược lại, chồng chị cũng có những thú vui khác của anh mình, tình trạng hôn nhân của anh chị xấu đi.

Có thể nói rằng, nhiều phụ nữ do không làm chủ được thời gian của mình nên đã bị thế giới mạng dẫn dắt đến nỗi quên cả chồng, con, quên cả những thú vui trước đó. Nhưng cũng có thể vì do cuộc sống gia đình quá nhàm chán nên nhiều người vùi mình vào “thế giới ảo” như một cứu cánh.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn: Tình yêu vợ chồng có sức mạnh “cai web”

Lỗi này “tại anh tại ả, tại cả đôi bên”. Những bà vợ mê lướt web thường là những người “vô công rỗi nghề”, chồng thiếu quan tâm, nên vợ tìm đến web để “khoả lấp chỗ trống”, lâu dần thành nghiện. Như vậy khi chồng hay vợ nghiện lướt web, thì người bạn đời của họ cũng không “vô can”. Mắng mỏ, trách móc nhau không phải là cách tốt nhất. Cả đôi bên phải nhận ra rằng, mình đang làm cho không khí gia đình nguội lạnh tới mức chẳng còn gì để nói, để làm với nhau nữa. Ngôi nhà đã biến thành “mái lạnh” rồi. Vậy phải bắt tay hâm nóng lại bầu không khí ấy.

Cùng nhau sử dụng thời gian rỗi là một trong những dấu hiệu vợ chồng hạnh phúc. Cùng nhau xem ti vi, đi uống cà phê, thăm bạn bè, họ hàng, dạy con học... sẽ khiến cả hai thấy gần gũi và cần nhau hơn. Khi thấy vợ ôm máy tính, thay vì càu nhàu với vợ, người chồng chỉ cần ngồi cạnh, có những cử chỉ thân mật hay cùng nhau lướt web một lúc rồi “rủ nhau đi ngủ”. Chắc chẳng bà vợ nào lại bảo “anh ngủ trước đi, em lướt web lúc nữa” đâu.

 

Theo Gia Đình & Xã Hội

Theo Gia Đình & Xã Hội

Bạn có thể quan tâm