Kwaktube phải gỡ video du lịch với Lee Na Eun. |
Ngày 16/9, YouTuber Kwaktube (32 tuổi, tên thật: Kwak Joon-bin) đăng tải video cùng Lee Na Eun du lịch ở Italy. Trong video, hai người nói về vấn nạn bạo lực học đường.
Kwaktube từng chia sẻ anh là nạn nhân của bắt nạt học đường trong nhiều năm từ tiểu học đến trung học phổ thông. Anh cũng bỏ ngang cấp 3 vì điều này. Năm 2018, Kwaktube bắt đầu làm video về du lịch và đăng tải lên YouTube. Hiện, anh là một trong những YouTuber du lịch nổi tiếng ở xứ kim chi với hơn 2 triệu người theo dõi.
Trong khi đó, Lee bị từng bị một bài đăng ẩn danh năm 2020 tố cô có hành vi bắt nạt bạn bè khi còn học tiểu học. Chủ bài đăng này sau đó đã xin lỗi và cho biết bản thân đã nói dối. Lee cũng bị cáo buộc bắt nạt Lee Hyun-joo, cựu thành viên của April, trước khi nữ thần tượng rời nhóm.
DSP Media, công ty quản lý của nhóm, đã đệ đơn kiện Lee Hyun-joo với lý do tung tin sai sự thực nhưng bị cảnh sát bác bỏ, với lý do "vụ việc đã thực sự xảy ra". Sau vụ việc, nhiều thương hiệu Lee Na Eun làm người mẫu gỡ bỏ các hình ảnh, bài viết liên quan đến nữ thần tượng. Cô cũng bị cắt cảnh, hủy vai trong các chương trình truyền hình, phim ảnh tham gia.
Lee Na Eun vướng lùm xùm bắt nạt thành bạn học và thành viên cùng nhóm nhạc. |
Trong video trò chuyện với Lee Na Eun, Kwaktube cho biết anh "trở nên nhạy cảm" mỗi khi nghe về nạn bắt nạt ở trường.
"Khi nghe về vụ bắt nạt, anh đã 'block' (chặn) em ngay lập tức. Nhưng sau đó, anh xem được tin tức nói rằng em không làm vậy. Anh từng chia sẻ rất nhiều với tư cách là nạn nhân. Anh cảm thấy tệ khi đã làm tổn thương một người bị hiểu nhầm", nam YouTuber nói.
Sau khi video được đăng tải, Kwaktube bị nhiều người chỉ trích vì đứng về phía nữ idol. Nam YouTuber đã nhanh chóng gỡ video và đăng lời xin lỗi trên kênh cá nhân.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Hàn Quốc vẫn gỡ video chiến dịch chống bạo lực học đường mà cơ quan này hợp tác thực hiện với Kwak khỏi kênh YouTube chính thức của Bộ.
Video này được chia sẻ hôm 13/9, khuyến khích mọi người quan sát bạn bè xung quanh và báo cáo bất kỳ điều gì có vẻ đáng ngờ để ngăn chặn tình trạng bắt nạt ở trường. Bộ Giáo dục Hàn Quốc vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về vụ việc này.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.