Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Kết nối yêu thương giữa đại dịch

Trong bối cảnh giãn cách kéo dài, cộng đồng tương trợ lẫn nhau trong gian khó, việc trao đổi mua bán thực phẩm, hàng thiết yếu diễn ra dễ dàng.

Ket noi giua dai dich anh 1

Trong căn hộ nhỏ tại quận Bình Thạnh, khu vực được xem là cửa ngõ Đông Bắc của TP.HCM vốn im lìm suốt mấy tháng qua vì giãn cách xã hội nay đã nhộn nhịp hẳn bởi tiếng xe máy, chị Đoàn Ngọc Nhi đang cặm cụi phân chia thực phẩm, nhu yếu phẩm cho đợt quà thiện nguyện cuối cùng. Rau củ quả, gạo, dầu ăn, mắm muối, sữa tã cho trẻ em được bày khắp sàn nhà.

Một tháng qua, chị Nhi liên tục nhận được những lời kêu cứu gần nhà từ những gia đình F0 cần thuốc men, những nhà chỉ còn mì gói, những em nhỏ đã không còn đủ sữa uống... “Trên Zalo Connect có nhiều chấm màu cam đang khẩn thiết cần sự giúp đỡ” - chị Nhi nói.

Chị Nhi chỉ là một trường hợp trong số những tấm lòng hảo tâm tích cực tương trợ cộng đồng trong mấy tháng giãn cách vừa qua. Không những thế, nhờ Zalo mà người mua và bán thực phẩm trong cùng khu vực dân cư tại nhiều nơi được kết nối với nhau.

Cầu nối cho những lời kêu cứu khẩn thiết

Mỗi ngày, sau nhiều giờ tự ghi hình “dã chiến” tại nhà cho các chương trình truyền hình, Đoàn Ngọc Nhi thường truy cập Zalo Connect tìm những trường hợp khó khăn. Những chấm cam chi chít trên bản đồ nơi chị Nhi sống chỉ là con số nhỏ trong những trường hợp cần trợ giúp ngày càng tăng giữa giãn cách.

“Tôi vừa trải qua một tháng đầy ắp thương yêu, đồ ăn và sữa tã. Lúc trước tôi ước có nhiều tiền để giúp người nghèo, nhưng bây giờ tôi chỉ mong không còn ai gặp khó khăn nữa” - chị Nhi mong ước.

Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ từ cuối tháng 4 dẫn đến tình trạng giãn cách xã hội dài ngày tại TP.HCM và nhiều địa phương. Cũng như hàng triệu người khác, dịch bệnh khiến cuộc sống và công việc của chị Đoàn Ngọc Nhi đảo lộn. Mọi sinh hoạt đều giới hạn trong bốn bức tường, các dịch vụ giao hàng hộ tạm ngừng... Tuy nhiên, chị Nhi vẫn cố tìm cách giúp đỡ người khác.

Sau giờ làm việc, chị Nhi mang theo giấy đi đường, tìm những cửa hàng gần nhà để mua thực phẩm, đồ dùng thiết yếu. “Cửa hàng tiện lợi giá mắc nhưng không có lựa chọn, đang giãn cách không thể đi xa” - cô gái trẻ nói.

Rời nơi bán hàng, chiếc xe máy của chị chất cao ngất đồ đạc, tã sữa. Ngọc Nhi một mình mang hàng hóa lên nhà và phân chia nhanh, sau đó đến tận từng ngõ, xóm dân cư trao tận tay người dân những món thực phẩm, đồ thiết yếu.

Chị Nhi cho biết con số cần giúp đỡ là quá lớn, trong khi sức mỗi người có hạn. Những người được chị Nhi giúp đỡ qua Zalo Connect truyền tai đến những hoàn cảnh khó khăn khác, những ông bà cụ không biết dùng công nghệ, cứ thế mỗi ngày chị nhận hàng chục cuộc gọi cầu cứu. Nếu ở xa như Hóc Môn (TP.HCM) hay Đồng Nai, Bình Dương, chị Nhi sẽ chuyển khoản thay vì trao thực phẩm.

“Tôi định giúp 20 người thôi, nhưng được bạn bè góp thêm, đến nay tôi đã gửi lương thực đến tay 100 hộ gia đình và tã sữa cho 70 trẻ em” - chị Ngọc Nhi nói thêm.

Không thể cầm lòng trước những lời kêu cứu trên Zalo Connect chỉ cách nhà khoảng 800m, chị Nguyễn Trần Vệ Giang, TP. Thủ Đức, TP.HCM gói ghém gạo, đồ ăn tự mình mang tặng từng nhà. Chị Vệ Giang chia sẻ: “Dịch bệnh để lại hệ lụy quá lớn, nhiều ông bố bà mẹ đơn thân làm công nhân nuôi con chỉ còn vài gói mì, trẻ em không có đủ sữa uống nhiều ngày, chủ nhà trọ còn sắp đuổi đi”.

Anh T.K từ quê lên TP.Thủ Đức làm thuê, đã mấy tháng liền “giam lỏng” trong phòng trọ vì thất nghiệp. Anh mới 18 tuổi nhưng có con 2 tuổi, đứa bé đã hết tã và mỗi ngày chỉ được uống chút sữa cầm cự. Anh K. cho biết đã cầu cứu khắp nơi cả tháng nhưng vẫn chưa nhận được trợ giúp. Nhờ chị Vệ Giang, gia đình anh K. có thêm ít gạo cứu đói và đủ sữa cho bé uống một thời gian ngắn.

“Hoàn cảnh nào cũng làm tôi day dứt, chỉ tiếc là mình không đủ sức mà giúp hết mọi người. Hi vọng mọi người bình an vượt qua dịch bệnh”. - Chị Giang nói.

Những món quà thiết thực của chị Ngọc Nhi và Vệ Giang góp cùng nỗ lực san sẻ trong xã hội giữa dịch bệnh của nhiều mạnh thường quân khác, giúp cộng đồng cùng vượt qua giai đoạn khó khăn. Ghi nhận từ Zalo đã có 100.000 lượt giúp đỡ trong đợt bùng dịch thứ 4 thông qua Zalo Connect kể từ đầu tháng 8.

“Nở rộ” nhóm mua bán trên Zalo, điểm bán gần nhà giữa mùa dịch

Ba tháng nay gia đình bà Trần Thị Ngọc Hà sống tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đóng kín cửa tránh dịch. Từ tháng 7, cùng TP.HCM, thủ đô Hà Nội cũng thực hiện giãn cách xã hội, các dịch vụ giao hàng tạm dừng hoạt động. Mọi người đều ngại ra đường, đặc biệt là những hộ có con nhỏ.

Cứ hai tuần một lần, cửa hàng bán qua mạng quen sẽ giao thực phẩm đến nhà bà Hà. "Trữ tủ lạnh lâu nên thực phẩm cũng không còn vị ngọt, tươi ngon nữa” - bà Hà nói.

Từ ngày biết nhóm Zalo của chung cư có bán thực phẩm bà chuyển sang “đi chợ” mỗi ngày ngay nơi sinh sống. Chia sẻ với người thực hiện, bà Hà nói: “Thực phẩm đa dạng không khác gì một cái chợ thu nhỏ, tuy giá mắc hơn cửa hàng quen một chút nhưng đồ tươi mới, hơn nữa giãn cách tôi chọn ở nhà cho an toàn”.

Nhóm Zalo của cư dân có khoảng 150 thành viên tham gia, rao bán các mặt hàng như rau củ, thịt cá, hải sản... tươi sống, thậm chí là mì gói, nước mắm, đồ ăn, bánh kẹo home-made. Mỗi ngày trước giờ làm việc, bà Hà sẽ “rảo” một vòng nhóm Zalo xem hôm nay chung cư có gì cho bữa ăn gia đình. Thực phẩm tươi ngon sẽ được giao vào đầu giờ trưa, rất tiện lợi. “Không mất phí giao hàng, vừa ủng hộ hàng xóm, gia đình vừa có đồ ăn ngon”- bà Hà chia sẻ.

Mua hàng qua mạng từ hàng xóm, những người sống gần nhà trở thành xu hướng mới trong đại dịch, không riêng gì gia đình và khu dân cư bà Hà. Các điểm bán hàng qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trong khu vực cũng lên ngôi, đua nhau nở rộ. Công bố mới nhất cho thấy có đến 50.000 điểm bán hàng thiết yếu, thuốc men trên Zalo Connect được người dân mở ra phục vụ cộng đồng gần nhà chỉ sau một tuần triển khai.

Ket noi giua dai dich anh 10

Thực phẩm tươi ngon được giao đến nhà bà Hà nhanh chóng. Ảnh: NVCC

Bà Hà cho biết, thay vì tiếp xúc với người ngoài có nhiều rủi ro lây nhiễm, người dân chọn mua thực phẩm quanh khu sinh sống để an toàn hơn. Hơn nữa, thực phẩm rõ nguồn gốc, cung cấp cho người quen nên các điểm bán cũng chú trọng chất lượng.

Chị Trần Thu Quy, một cư dân sống cùng tầng với gia đình bà Hà vốn là nhân viên pháp chế cho một công ty ở nội thành Hà Nội. Do giãn cách xã hội dài ngày không thể đi làm, chị Quy nhờ bố mẹ gửi đồ tươi sống từ quê lên Hà Nội bán ở chung cư. “Mỗi tuần tôi bán tiền hàng khoảng 3 triệu, đủ trang trải sinh hoạt phí cơ bản. Tôi đang nghĩ đến việc kinh doanh nghiêm túc sau khi hết giãn cách” - chị Thu Quy nói.

Hiện nay, TP.HCM, thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương đang từng bước cẩn trọng “nới lỏng” giãn cách xã hội nhằm khôi phục dần đời sống kinh tế, xã hội cho người dân. Trong đợt giãn cách xã hội vì Covid-19 dài nhất lịch sử này, Zalo đã cho thấy vai trò quan trọng và thiết thực của mình là một phần không thể tách rời đời sống, hỗ trợ giải quyết nhiều nhu cầu bức thiết của người dùng.

Vĩ Thanh

Bạn có thể quan tâm