Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 cách giúp bạn giữ nước cho cơ thể

Nước đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể thêm trái cây, hương liệu không đường vào nước hoặc ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Nước giúp loại bỏ chất thải qua thận, duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ảnh: Houstonmethodist.

Theo The Conversation, nước là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể sản xuất đủ nước để tồn tại. Đó là lý do chúng ta cần bổ sung nước thông qua thức ăn và chất lỏng.

Giữ nước là quá trình cơ bản nhất để có sức khỏe tốt nhưng nhiều người lại không thích uống nước lọc.

Tầm quan trọng của việc giữ nước

Nước rất quan trọng cho các hoạt động của cơ thể. Khoảng một nửa máu của chúng ta là “huyết tương” với hơn 90% là nước. Huyết tương có vai trò mang năng lượng, chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào trong cơ thể.

Nước giúp loại bỏ chất thải qua thận, duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, bôi trơn các khớp, kiểm soát nhiệt độ cơ thể và giữ cho làn da căng mọng, khỏe mạnh.

Nếu không uống đủ nước, bạn có thể gặp các triệu chứng mất nước như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung, táo bón và khô miệng. Mất nước nghiêm trọng làm tăng nguy cơ sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu bạn cảm thấy khát, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn bị mất nước nhẹ. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể.

Nhu cầu chất lỏng mỗi ngày

Lượng chất lỏng chúng ta cần thay đổi theo tuổi tác và trọng lượng cơ thể. Ví dụ, trẻ sơ sinh có nhu cầu chất lỏng cao hơn (trên mỗi kg trọng lượng cơ thể) so với cha mẹ của chúng và người lớn tuổi có nhu cầu chất lỏng thấp hơn người trẻ tuổi.

Lượng chất lỏng khuyến nghị hàng ngày liên quan đến nhu cầu trao đổi chất và có thể thay đổi từ người này sang người khác. Bình thường, lượng nước luân chuyển ở người trưởng thành là khoảng 4% tổng trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Vì vậy, nếu bạn nặng 70 kg, bạn sẽ mất khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày (không bao gồm đổ mồ hôi). Điều này có nghĩa bạn sẽ cần tiêu thụ lượng nước đó từ thực phẩm và đồ uống để duy trì mức nước trong cơ thể.

8 cốc nước (hoặc 2 lít nước) mỗi ngày thường được chúng ta nên nhắm tới và là cách hiệu quả để theo dõi lượng nước uống. Nhưng lượng này không tính đến sự thay đổi của từng cá nhân dựa trên độ tuổi, giới tính, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động.

giu nuoc anh 1

Việc cho vài lát chanh, quả mọng, dứa hoặc cam vào nước giúp tạo hương vị tự nhiên và dễ uống hơn. Ảnh: Elavegan.

Rượu là chất lợi tiểu. Nó làm cơ thể mất nước bằng cách đẩy nhanh quá trình mất nước qua nước tiểu. Mất chất lỏng là điều khiến bạn dễ mắc chứng những di chứng nghiêm trọng sau khi say. Do đó, hãy nhớ bổ sung chất lỏng khi uống thức uống có cồn để tránh mất nước.

Ngoài ra, đồ uống chứa caffeine (như trà và cà phê) có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ tới 400 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 4 tách cà phê hoặc 8 tách trà. Uống nhiều hơn mức này có thể ảnh hưởng đến mức độ giữ nước.

Một số nhóm người cần chú ý đặc biệt đến lượng nước gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.

Những nhóm này có nguy cơ cao mất nước với nhiều lý do như nhu cầu nước tương đối cao hơn trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, giảm khả năng phát hiện và ứng phó với các triệu chứng mất nước cũng như gặp khó khăn khi tiêu thụ chất lỏng thường xuyên.

Cách để giữ nước cho cơ thể

Đây là 10 cách giúp bạn nhớ uống đủ nước mỗi ngày.

- Tải ứng dụng nhắc nhở uống nước trên điện thoại: Ứng dụng sẽ nhắc nhở bạn uống nước theo từng khung giờ trong ngày và có thể xác định được lượng nước tiêu thụ.

- Thêm hương liệu không đường: Bạn có thể thử thêm hương trái cây không đường vào nước để có mùi vị và cho bình nước vào tủ lạnh.

- Thêm trái cây tươi: Việc cho vài lát chanh, quả mọng, dứa hoặc cam vào nước giúp tạo hương vị tự nhiên và dễ uống hơn. Nếu bình nước được giữ trong tủ lạnh, độ tươi của trái cây sẽ giữ được trong khoảng 3 ngày.

- Pha một bình trà đá: Trà cũng giúp tăng lượng chất lỏng. Bạn có thể pha trà xanh hoặc trà đen trong nước sôi, sau đó để nguội và bỏ qua đêm trong tủ lạnh. Đối với loại trà trái cây, bạn có thể pha trực tiếp bằng nước lạnh mà không cần đun sôi.

- Thêm một chút cordial (rượu hương) vào nước: Thêm cordial vào nước sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống nước ngọt có đường hoặc nước ép trái cây.

- Làm nước trái cây với đá xay: Bạn có thể làm hỗn hợp trái cây tươi, nước đá xay và nước lọc để uống suốt cả ngày.

- Nước khoáng có gas: Một số người thấy nước có bọt sẽ ngon hơn vì thế nước khoáng có gas cũng là lựa chọn hay, miễn là không thêm đường hoặc chất tạo ngọt.

- Trước khi ăn bất cứ thứ gì, hãy uống một ly nước: Hãy tự đặt ra quy tắc uống một ly nước trước mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.

- Ăn trái cây và rau nhiều nước: Nhiều trái cây và rau có hàm lượng nước cao như quả mọng, cam, nho, cà rốt, rau diếp, bắp cải, rau bina và quả dưa. Bạn có thể cắt nhỏ trái cây, cho vào hộp và bảo quản trong tủ lạnh để ăn nhẹ.

- Sử dụng bình nước: Bạn có thể mang bình nước theo bên mình suốt cả ngày và để cạnh giường ngủ vào ban đêm.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong thời tiết lạnh

Hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Bệnh cũng thường xuyên xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm