Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong thời tiết lạnh

Hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ. Bệnh cũng thường xuyên xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Chia sẻ tại Hội nghị khoa học toàn quốc phòng và điều trị đột quỵ não bằng Đông - Tây y kết hợp mới đây, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết đột quỵ não là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Theo Thống kê của Hội Đột quỵ não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người bị quỵ ở nước ta. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Thông tin từ Hội Đột quỵ Thế giới cũng cho cho thấy mỗi năm, thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Trong đó, hơn 16% xảy ra ở người trẻ, trong nhóm từ 15 đến 49 tuổi.

Về số lượng ca tử vong, mỗi năm, có tới 6,5 triệu trường hợp qua đời vì bệnh lý này. Hơn 6% trong số đó là người trẻ.

Các chuyên gia nhận định con số này rất đáng báo động vì nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội.

PGS.TS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, chia sẻ: “Trong đông y, đột quỵ não được gọi là trúng phong. Biểu hiện bệnh khá đột ngột, khiến bệnh nhân hôn mê hoặc yếu, liệt mặt, tay, thậm chí liệt nửa người”.

Căn nguyên gây bệnh có thể là tắc não ở động mạch; tắc nghẽn mạch não ở các tiểu động mạch não; xuất huyết não do vỡ mạch não dị dạng. Các căn nguyên này thường do tăng huyết áp tụt huyết áp, tụt đường huyết...

Đột quỵ não thường xảy ra ở người có bệnh tim mạch bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Ngoài ra một số trường hợp có nguy cơ là căng thẳng lớn kéo dài, các bệnh lý nội tiết như cường giáp, u tủy thượng thận, lạm dụng cortisol kéo dài.

Đề cập đến các phương pháp phòng và điều trị đột quỵ có sự kết hợp giữa đông y và tây y, PGS.TS Võ Tường Kha cho biết có nhiều phương pháp phòng, điều trị, phục hồi di chứng đột quỵ não đã được y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền quan tâm nghiên cứu và áp dụng.

Trong đó, liệu pháp vận động, tập luyện thể dục thể thao hay hoạt động thể chất/vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, đã được nghiên cứu, áp dụng.

Cụ thể, đó là các bài tập khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền; những phương pháp tập luyện thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi, khiêu vũ hay vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại cơ sở y tế.

Theo các chuyên gia, phương pháp này có thể áp dụng chủ động, không tốn kém nhưng vẫn mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, để phòng nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân vẫn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là người cao tuổi hoặc trường hợp có tiền sử mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.

Người dân cần cần tránh ra ngoài trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm, mọi người có thể làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

7 thực phẩm nên tránh ăn vào mùa lạnh

Với sự chuyển biến của thời tiết, chế độ ăn uống của bạn cũng nên thay đổi. Thực phẩm giàu đường, đồ chiên rán hay sữa lạnh... là những món bạn nên tránh ăn vào mùa này.

Cách giảm ho đờm kéo dài ở người lớn

Ho là triệu chứng khá phổ biến khi trời lạnh hoặc lúc thời tiết giao mùa. Để tránh diễn tiến nặng hơn, người bệnh nên trị dứt điểm ngay thời điểm chớm ho.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm