Vấn đề về tiêu hóa: Thủ phạm gây ra các vấn đề tiêu hóa khi đi bơi thường là loại ký sinh trùng như cryptosporidium hoặc girardia. Bạn cũng có thể tiếp xúc vi khuẩn E. coli hoặc shigella. Để bảo vệ bản thân, đừng nuốt nước khi bơi. Để bảo vệ mọi người, bạn không nên đi bơi nếu bị tiêu chảy. Ảnh: Verywellhealth. |
Nhiễm trùng tai: Theo India Times, khi bạn bơi lội, việc nước tràn vào khoang tai mũi họng là điều rất bình thường. Mặc dù điều đó chỉ là tạm thời và nước tự chảy ra ngoài, tình trạng khó chịu có thể phát sinh khi nước bị mắc kẹt trong ống tai. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và một số loại nấm phát triển ở những nơi ẩm ướt. Những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tự khỏi nhưng lại gây sưng tấy, đau và ngứa khủng khiếp. Nó cũng phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Do đó, việc đề phòng khi bơi là rất quan trọng. Bạn cũng có thể làm sạch và lau khô tai sau khi bơi bằng khăn hoặc thổi máy sấy khí ở nhiệt độ thấp. Ảnh: Medicalnewstoday. |
Bệnh Legionnaires: Bạn có thể mắc loại bệnh viêm phổi này, còn được gọi là bệnh legionellosis, nếu bạn hít phải vi khuẩn có tên là legionella. Vi khuẩn này có thể phát triển mạnh trong hồ nước nóng không đủ sạch và bạn hít phải nó qua sương mù hoặc hơi nước. Ảnh: Liquitech. |
Phát ban: Theo Webmd, ngâm mình lâu trong hồ nước nóng có thể khiến bạn bị ngứa, nổi nốt đỏ. Thủ phạm thường là vi trùng Pseudomonas aeruginosa. Thông thường, những bồn nước nóng khó giữ sạch nước hơn hồ bơi vì nhiệt độ cao phá vỡ các hóa chất như clo nhanh hơn. Điều đó tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn. Vì vậy, điều bạn cần làm là luôn tắm bằng xà phòng ngay sau khi ngâm bồn nước nóng và giặt áo tắm sạch sẽ. Ảnh: Aquatechutah. |
Tảo độc: Đôi khi những loài thực vật đơn giản sống trong đại dương và nước ngọt này có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo ra chất độc nguy hiểm. Nó được gọi là hiện tượng tảo nở hoa có hại (HAB). Loại vi khuẩn lam này có thể khiến bạn bị tiêu chảy, phát ban và gây ra các vấn đề với phổi. Tốt nhất là bạn không bơi ở những khu vực có mùi khét hoặc sủi bọt và chú ý đến các cảnh báo về HAB. Ảnh: Thetoledoblade. |
Leptospirosis: Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh này ở hồ, sông khi chúng xâm nhập nguồn nước qua nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể bạn qua mắt, mũi, miệng hoặc vết xước. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đỏ mắt, nhức đầu, sốt và vàng da. Nó phổ biến hơn ở những vùng khí hậu ấm, vào trời mưa lớn và lũ lụt. Ảnh: Healthline. |
Naegleria fowleri: Sinh vật nhỏ bé này, được tìm thấy ở những nơi nước ngọt ấm áp như hồ, sông và suối nước nóng, đôi khi được gọi là “amip ăn não”. Nó có thể xâm nhập vào mũi khi bạn bơi trong nước bị ô nhiễm. Một khi vào cơ thể bạn, naegleria fowleri sẽ phá hủy các mô và hầu như luôn gây tử vong. Để hạn chế rủi ro, hãy bịt mũi khi bơi, dùng kẹp mũi hoặc giữ đầu trên mặt nước. Ảnh: Newsfet. |
Vibriosis: Nếu bạn bơi ở biển khi có vết cắt, vết xước hoặc mới xăm hình, một số sinh vật sống ở vùng nước ấm ven biển có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Trong đó, vibrio vulnificus, đôi khi được gọi là “vi khuẩn ăn thịt”, rất hiếm, nhưng có thể gây loét da và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu. Ảnh: Bestlife. |
Viêm kết mạc: Căn bệnh này rất dễ lây lan và bạn có thể bị nhiễm khi bơi chung hồ bơi với người mắc bệnh. Tình trạng này, còn được gọi là đau mắt đỏ, làm cho mắt của bạn sưng lên, chuyển sang màu đỏ và chảy ra chất lỏng màu vàng. Nó cũng có thể gây ra bởi hóa chất và clo trong hồ bơi nhưng triệu chứng nhẹ hơn. Ảnh: Newsbeezer. |
Nhiễm trùng hóa chất: Nếu bạn đỏ mắt, cổ họng bị kích thích hoặc ho sau khi bơi trong hồ bơi, điều đó có thể là do chloramines gây ra. Những chất này hình thành khi hóa chất dùng để khử trùng hồ bơi trộn lẫn với những thứ mà mọi người mang vào đó như nước tiểu, phân, mồ hôi và da chết. Vì vậy, việc tắm trước và sau khi bơi rất quan trọng để ngăn ngừa vấn đề này. Ảnh: Swimming. |
Hơn 27 năm phát triển tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Lifebuoy là sản phẩm diệt khuẩn bán chạy hàng đầu đã và đang đóng góp vào sứ mệnh phòng chống dịch bệnh. Bằng cách lan tỏa thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân, Lifebuoy hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cả cộng đồng.
Cùng Lifebuoy đánh bay nỗi lo bệnh truyền nhiễm và an toàn chung sống với dịch COVID-19. Lifebuoy chưa? Lifebuoy đi!