Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 con đường mòn đáng sợ nhất thế gian

Cheo leo trên vách núi đá, dài hàng trăm km, địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt… là đặc điểm của những cung đường chết chóc này.

Con đường tử thần, đỉnh Huashan, Trung Quốc:  Đây là con đường nguy hiểm nhất thế giới, làm bằng những tấm ván gỗ sơ sài ghép lại trên vách núi cao 2.154m. Du khách phải bám vào những sợi xích treo trên vách đá để đi qua ván gỗ. Tuy không có thống kê chính xác, nhưng ước tính khoảng hơn 100 người bỏ mạng ở đây mỗi năm khi cố gắng chinh phục đoạn đường này.
Con đường tử thần, đỉnh Hoa Sơn, Trung Quốc: Theo The Richest, đây là con đường nguy hiểm nhất thế giới, làm bằng những tấm ván gỗ sơ sài ghép lại trên vách núi cao 2.154 m. Du khách phải bám vào những sợi xích treo trên vách đá để đi qua ván gỗ. Tuy không có thống kê chính xác, ước tính khoảng hơn 100 người bỏ mạng ở đây mỗi năm khi cố gắng chinh phục đoạn đường này.
Drakensberg Traverse, Nam Phi: Con đường này vừa dài vừa hiểm trở, với chiều dài khoảng 220 – 240km. Ở đây hoàn toàn không có biển chỉ dẫn hay các trạm kiểm soát mà du khách phải lần theo dấu vết của thú rừng, vết chân để xác định hướng đi. Đồi dốc, gió lộng, tuyết rơi và bùn đất làm cho hành trình càng khó khăn hơn. Du khách phải tự chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi, chưa kể phải đối mặt với những cơn say độ ca và địa hình vô cùng khắc nghiệt.
Drakensberg Traverse, Nam Phi: Con đường này vừa dài vừa hiểm trở, với chiều dài khoảng 220-240 km. Ở đây không có biển chỉ dẫn hay các trạm kiểm soát. Du khách phải lần theo dấu vết của thú rừng, vết chân để xác định hướng đi. Đồi dốc, gió lộng, tuyết rơi và bùn đất làm cho hành trình càng khó khăn hơn. Du khách phải tự chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi, chưa kể phải đối mặt với cơn say độ cao và địa hình hiểm trở.
aa

El Caminito del Rey, Tây Ban Nha: Con đường tử thần được xây dựng vào năm 1901, khi công nhân nhà máy thủy điện gần ngọn thác Gaitanejo và Chorro ở Tây Ban Nha cần một lối đi nối hai bờ đá để vận chuyển nguyên vật liệu. Năm 1921, vua Tây Ban Nha lúc đó - Alfonso XIII - đã đi qua con đường này nên nó được mang tên là King's pathway (đường mòn của nhà vua).  Nhiều tại nạn chết người xảy ra nên con đường buộc phải đóng cửa vào năm 1999 và 2000. Đường chỉ rộng 1 m, dài hơn 3 km, cao hơn 100 m so với mặt sông bên dưới. Đường được làm bằng bê tông, có tay vịn bằng thép và cột chống đỡ dưới cầu, nghiêng khoảng 45 độ vào vách núi.  

The Snowmen Trek, Bhutan: Độ cao và dốc khiến đây trở thành một trong những cung đường khó nhằn nhất thế giới. Bắt đầu từ Paro và kết thúc sau 24 ngày ở Nikka Chhu, con đường này không dành cho những người yếu ớt. Độ cao thường ở mức 4.000m, có lúc lên tới 5.332m, thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Bù lại, cảnh tượng ở đây rất ngoạn mục với những thung lũng, rừng già, đỉnh núi phủ tuyết trắng.
The Snowmen Trek, Bhutan: Độ cao và dốc khiến đây trở thành một trong những cung đường khó nhằn nhất thế giới. Bắt đầu từ Paro và kết thúc sau 24 ngày ở Nikka Chhu, con đường này không dành cho những người yếu thể lực. Độ cao thường ở mức 4.000 m, có lúc lên tới 5.332 m, thời tiết khắc nghiệt. Bù lại, cảnh tượng ở đây rất ngoạn mục với những thung lũng, rừng già, đỉnh núi phủ tuyết trắng.
Skyline/Muir Snowfield, đỉnh Rainier, Washington: Con đường chênh vênh ở độ cao 853m, dựng đứng, lạnh lẽo đầy tuyết trắng và thời tiết không ngừng thay đổi. Đặc biệt những cơn bão bất ngờ thổi từ Thái Bình Dương không báo trước. Khoảng 100 người leo núi từng trượt ngã hoặc đông cứng vì lạnh khi chinh phục cung đường này. Chưa kể Muir Snowfield còn là một núi lửa vẫn hoạt động.
Skyline/Muir Snowfield, đỉnh Rainier, Washington: Con đường chênh vênh ở độ cao 853 m, dựng đứng, lạnh lẽo đầy tuyết trắng và thời tiết không ngừng thay đổi. Đặc biệt những cơn bão mạnh thổi từ Thái Bình Dương. Khoảng 100 người leo núi từng trượt ngã hoặc đông cứng vì lạnh khi chinh phục cung đường này.  Muir Snowfield còn là một núi lửa vẫn hoạt động.

Các trò mạo hiểm khiến du khách thót tim

Lặn trong chuồng cá mập, đi bộ trên tấm ván ở vách núi cao hơn 2.000m, nhảy dù từ đỉnh Everest… là những cảm giác đối mặt với tử thần do Thrillist tổng hợp.

Chadar Trek, Himalaya: Cung đường mất từ 6 – 10 ngày để chinh phục, với độ cao lên tới 3.322m. Con đường nổi tiếng qua hình ảnh các nhà sư đi chân trần dọc dòng sông Zanskar trên các tạp chí quốc tế. Thời tiết lạnh, đá trơn trượt dọc bờ sông, phải ngủ qua đêm trong những hang đá là những thách thức không dễ gì vượt qua.
Chadar Trek, Himalaya: Cung đường mất từ 6-10 ngày để chinh phục, với độ cao lên tới 3.322 m. Con đường nổi tiếng qua hình ảnh các nhà sư đi chân trần dọc dòng sông Zanskar trên các tạp chí quốc tế. Thời tiết lạnh, đá trơn trượt dọc bờ sông, phải ngủ qua đêm trong những hang đá là những thách thức không dễ gì vượt qua.
West Coast Trail, đảo Vancouver: Con đường dài 77km, thu hút hàng trăm người chinh phục mỗi năm bất chấp bão tuyết, núi lửa. Những dốc đứng, những cây cầu gỗ, thang gỗ và tình trạng mất kiểm soát là một phần của cuộc chinh phục này. Gấu, báo, và chó sói là những bạn đồng hành đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.
West Coast Trail, đảo Vancouver: Con đường dài 77 km, thu hút hàng trăm người chinh phục mỗi năm bất chấp bão tuyết, núi lửa. Những dốc đứng, những cây cầu gỗ, thang gỗ và tình trạng mất kiểm soát là một phần của cuộc chinh phục này. Gấu, báo, và chó sói sẵn sàng đe dọa tính mạng người đi qua bất cứ lúc nào.
Kalalau Trail, Kauai, Hawaii: Cung đường dài 17km cheo leo trên vách đá cách mặt nước biển 1.219m. Đá lở, lớp bùn dày, mưa liên tục là những rủi ro khiến du khách có thể trượt chân, bị đại dương bên dưới nuốt chửng.
Kalalau Trail, Kauai, Hawaii: Cung đường dài 17 km cheo leo trên vách đá cách mặt nước biển 1.219 m. Đá lở, lớp bùn dày, mưa liên tục là những rủi ro khiến du khách có thể trượt chân xuống đại dương bên dưới.
Devil’s Path, New York: Cung đường dài 40km nằm trên núi Catskill, cách ngoại ô Manhattan 2 – 3 giờ đồng hồ. Do địa hình hiểm trở nên phải mất đến 2 ngày mới hoàn thành cung đường này và phải vượt qua 6 đỉnh núi với những dốc đá cheo leo, trơn trượt, khắp nơi đều có thác nước quanh co.
Devil’s Path, New York: Cung đường dài 40 km nằm trên núi Catskill, cách ngoại ô Manhattan 2-3 giờ đi xe. Do địa hình hiểm trở, phải mất đến 2 ngày mới hoàn thành cung đường này và phải vượt qua 6 đỉnh núi với những dốc đá cheo leo, trơn trượt, khắp nơi đều có thác nước quanh co.
Kokoda Track, Papua New Guinea: Con đường có ý nghĩa lịch sử bởi đây là nơi diễn ra trận đánh giữa quân Nhật Bản và Australia trong chiến tranh thế giới thứ 2. Cung đường mất 4 – 10 ngày để hoàn thành. Du khách phải đối mặt với các bệnh nhiệt đới, sốt rét, các loại côn trùng, động vật hoang dã và các loài cây độc.
Kokoda Track, Papua New Guinea: Con đường có ý nghĩa lịch sử bởi đây là nơi diễn ra trận đánh giữa quân Nhật Bản và Australia trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Phải mất 4-10 ngày để đi hết đường này. Du khách phải đối mặt với bệnh sốt rét, các loại côn trùng, động vật hoang dã và các loài cây độc.

Những chuyến du lịch ác mộng nhất thế giới

Tất nhiên ai cũng muốn có một câu chuyện thú vị về chuyến đi của mình để kể lại, nhưng câu chuyện của 10 người dưới đây sẽ khiến bạn “dựng tóc gáy”.

Thúy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm