Chuyên gia machine learning là một trong những ngày sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Ảnh: SAS. |
Một báo cáo mới đây từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết các công nghệ mới và cuộc khủng hoảng khí hậu leo thang đang làm thay đổi cục diện nghề nghiệp với tốc độ chưa từng thấy.
Từ năm 2023 đến 2027, 69 triệu việc làm dự kiến được tạo ra trên toàn thế giới, nhưng đi kèm với nó là 83 triệu vị trí dự kiến bị loại bỏ. Báo cáo của WEF chủ yếu dựa trên một cuộc khảo sát 803 công ty sử dụng tổng cộng 11,3 triệu lao động ở 45 nền kinh tế khác nhau trên thế giới.
Trong báo cáo, WEF nhận định sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo AI và các công nghệ thông minh khác cũng như xu hướng "sống xanh" sẽ khiến nhu cầu về một số nghề tăng vọt trong 5 năm tới.
Trong đó, 10 công việc được các doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng nhiều nhất là:
- Chuyên gia AI và machine learning
- Chuyên gia phát triển bền vững
- Nhà phân tích tình hình kinh doanh
- Nhà phân tích bảo mật thông tin
- Kỹ sư công nghệ tài chính
- Nhà khoa học và phân tích dữ liệu
- Kỹ sư robot
- Kỹ sư công nghệ điện
- Công nhân vận hành thiết bị nông nghiệp
- Chuyên gia chuyển đổi số.
Cụ thể, nhu cầu về AI và các chuyên gia machine learning dự kiến tăng 40%, bổ sung thêm khoảng một triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới. Điều này khá phù hợp với thực trạng hiện nay khi nhiều công ty bắt đầu tận dụng AI để tự động hóa các quy trình và dự báo tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải carbon, bao gồm các quy định chặt chẽ hơn về môi trường và nội địa hóa chuỗi cung ứng cũng đang tạo ra "vô số việc làm xanh" trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như các chuyên gia về phát triển bền vững và kỹ sư năng lượng tái tạo.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo còn nằm ở lĩnh vực công nghệ khi hơn 3/4 số công ty được WEF khảo sát cho biết họ đang có kế hoạch áp dụng phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, AI và những công nghệ mới nổi khác trong vòng 5 năm tới.
Chia sẻ với CNBC Make It vào ngày 1/5 tại hội nghị thượng đỉnh về tăng trưởng của WEF ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Saadia Zahidi, Giám đốc điều hành của WEF, nhận định các ngành công nghiệp khác ngoài công nghệ, sản xuất và bán lẻ có mức tăng trưởng việc làm đáng kể nhờ công nghệ mới là giáo dục, nông nghiệp và y tế.
Ngày nay, hội sách là sự kiện không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, hơn 500 năm trước, hội sách lớn nhất thế giới đã xuất hiện lần đầu tiên tại Frankfurt (Đức). Mục Giáo dục của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Lịch sử hội sách Frankfurt, tác giả Peter Weidhaas.
Sách không chỉ giới thiệu lịch sử hội sách Frankfurt mà thông qua đó còn là lịch sử châu Âu và sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời hiện đại.