Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 đặc điểm không ngờ tới của đứa trẻ tài năng

Khoa học chỉ ra IQ cao không phải yếu tố quyết định ai đó có phải thiên tài hay không. Một số đặc điểm cho thấy trẻ có năng khiếu bẩm sinh, cần được bố mẹ chú ý để hỗ trợ phát triển.

nuoi day con thong minh anh 1

1. Năng động: Thiên tài tương lai thực sự rất năng động. Chúng có thể bắt đầu nói và đi sớm hơn những đứa trẻ khác. Người ta nói rằng trẻ thông minh ghét thể thao, chúng thích ở nhà và đọc sách hơn. Nhưng đây là một sai lầm. Các nhà khoa học tin rằng thần đồng không thích ngồi yên một chỗ và luôn cảm thấy cần phải làm việc gì đó. Đó cũng là phương pháp khám phá thế giới của chúng. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 2

2. Thích những hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh: Đặc điểm này có thể xem xét ở các bé khoảng 2 tuổi. Nếu trẻ thích xâu chuỗi hạt, cố gắng ghép hình..., rất có thể bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ tài năng. Kỹ năng vận động tinh góp phần vào sự phát triển trí thông minh. Trẻ yêu thích những chi tiết nhỏ sẽ viết và nói tốt hơn bạn bè. Tuy nhiên, phụ huynh cần giám sát cẩn thận khi con chơi đùa với các đồ vật kích cỡ như vậy. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 3

3. Dành nhiều thời gian với người lớn: Trẻ em bình thường thường cảm thấy dè dặt hơn khi ở bên người lớn, nhưng trẻ em có năng khiếu lại thích bầu không khí này. Chúng thường kết bạn với những người lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cảnh báo phụ huynh rằng trẻ tài năng có thể cảm thấy cô đơn. Nhóm trẻ này vẫn cần giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 4

4. Có khiếu hài hước: Khiếu hài hước thể hiện trí thông minh. Khả năng nói đùa và hiểu những trò đùa của người khác liên quan đến tư duy trừu tượng. Những đứa trẻ này sẽ có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi chúng thể hiện tâm trạng tốt để che giấu sự căng thẳng hoặc nỗi khổ sở nào đó. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 5

5. Thường nói nhanh: Tốc độ nói nhanh với vốn từ vựng đa dạng, khả năng đọc sớm và có thể giao tiếp trôi chảy với người lớn cho thấy một đứa trẻ khá thông minh. Đứa trẻ 2 tuổi tài năng có thể hiểu và vận dụng những cụm từ phức tạp trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, trẻ em học nói muộn hơn. Các nhà khoa học cho rằng những đứa trẻ này mắc "hội chứng Einstein" bởi Albert Einstein không thể giao tiếp tốt trước khi 5 tuổi. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 6

6. Mở to mắt và duy trì giao tiếp mắt tốt: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang tập trung và quan sát mọi thứ xung quanh một cách kỹ lưỡng. Khi trẻ quan tâm đến một điều gì đó, chúng thường tập trung nhìn vào đó và duy trì giao tiếp mắt để thu thập thông tin một cách hiệu quả. Trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết nhỏ, những chuyển động tinh tế và các yếu tố khác trong môi trường xung quanh. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 7

7. Đầu óc bay bổng: Trẻ em thông minh thường có trí tưởng tượng phong phú, hay mơ mộng và suy nghĩ về những điều xa vời. Do tính tò mò và trí tưởng tượng, trẻ em thông minh có thể dễ dàng bị thu hút bởi những điều mới lạ và thay đổi hoạt động thường xuyên. Đôi khi, trẻ cảm thấy chán nản trong môi trường học tập truyền thống vì nội dung quá dễ dàng. Điều này có thể khiến chúng mất tập trung và tự tìm cách giải trí.

Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 8

8. Hòa đồng: Các nhà tâm lý học đã phát triển khái niệm chỉ số thông minh xã hội (SQ). Thiên tài không chỉ nhớ các công thức toán học phức tạp mà còn có khả năng xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Nếu con bạn có thể thu hút sự quan tâm của bạn bè, có lẽ chúng rất thông minh. Chỉ số cảm xúc (EQ) cũng là yếu tố quan trọng. Theo các nhà khoa học, trẻ tài năng có thể nhận biết, quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 9

9. Vẽ từ trí nhớ: Giỏi thu thập thông tin là một dấu hiệu khác của trẻ tài năng. Chúng ghi nhớ mọi thứ từng nhìn thấy. Sau khi đến thăm một nơi nào đó, trẻ có thể vẽ lại chi tiết mà không cần nhìn vào ảnh. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "photographic memory" (trí nhớ hình ảnh - PV), tức bộ nhớ có khả năng lưu ảnh. Chỉ có 2-10% trẻ em sở hữu khả năng này. Ở người lớn, tỷ lệ này còn ít hơn. Ảnh: Freepik.

nuoi day con thong minh anh 10

10. Nhạy cảm và dễ xúc động: Vì tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, hệ thần kinh của trẻ tài năng có thể bị quá tải. Chúng có thể dễ bị tổn thương và rơi vào trạng thái cảm xúc mạnh. Vì vậy, hãy nhớ ngay cả khi con bạn cư xử như một người lớn, điều đó không có nghĩa chúng là người lớn. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

9 nguyên tắc dạy con thành tài của cha mẹ thông thái

Theo Bright Side, đề cao sự độc lập, tự chủ của trẻ, chấp nhận sự không ngăn nắp... là những bí quyết nuôi dạy con thành tài của cha mẹ thông thái.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm