10 kiểu bao bọc con thái quá khiến trẻ sợ hãi tương lai
Thứ hai, 28/1/2019 12:05 (GMT+7)
12:05 28/1/2019
Nhiều phụ huynh chăm sóc con cẩn thận thái quá mà không biết rằng cách làm không đúng của họ có thể khiến trẻ tổn thương, thậm chí mắc các chứng bệnh tâm lý.
1. "Con về đến nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm": Cuộc sống của nhiều phụ huynh, đặc biệt người mẹ, chỉ xoay quanh con cái. Chỉ cần con ra khỏi nhà, họ bắt đầu lo lắng chúng gặp nguy hiểm. Những người này thường mỉm cười nhẹ nhõm và cảm thấy vui vẻ khi con trở về từ trường. Họ cũng làm giúp con mọi việc, từ giặt quần áo, dọn phòng đến sắp xếp ngày nộp đơn xin việc. Ảnh: Miiifotos.
2. Kiểm soát mọi thứ con đọc, xem và nghe: Kiểu phụ huynh này như gián điệp, âm thầm nắm mọi động thái của con. Họ nghe lén điện thoại, kiểm tra hoạt động của con trên mạng xã hội, đọc tin nhắn riêng tư và luôn lấy lý do làm vậy để bảo vệ chúng. Ảnh: Commbank.
3. "Bố mẹ nên bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm": Nhiều người lên sẵn lịch trình nghiêm ngặt cho con. Mọi biến cố nhỏ đều khiến họ lo lắng tột độ. Cách làm này khiến con họ bị tách biệt với những người xung quanh và đặc biệt gây mệt mỏi cho con cái lẫn cha mẹ. Ảnh: Exchangecap.
4. "Nếu con muốn tranh thủ kiếm tiền vào ngày nghỉ, tôi sẽ tìm việc cho nó": Những bà mẹ có con trong thời kỳ trưởng thành luôn tự ôm quá nhiều việc vào mình. Họ đồng ý cho con thử sức nhưng không yên tâm để chúng tự lập, sợ bị lợi dụng hay đối xử không tốt. Chính vì thế, họ thay con tìm việc, không xem xét con nghĩ và muốn gì. Sự bao bọc thái quá này khiến trẻ đánh mất khả năng tự quyết, lựa chọn, đánh giá rủi ro cùng các kỹ năng sống của người trưởng thành khác. Ảnh: SecureTeen.
5. Cấm con tham gia các trò vận động nguy hiểm: Điều đáng nói, trong mắt những phụ huynh này, mọi trò thể thao đều nguy hiểm. Họ tự tưởng tượng ra hàng loạt sự cố có thể xảy ra và cấm trẻ chơi những thứ đó. Cuộc sống kiểu "trong lồng kính" như vậy thực sự kinh khủng đối với mọi đứa trẻ. Ảnh: iStock.
6. Con buồn là lỗi của... cha mẹ: Nhiều phụ huynh hoàn toàn quên mất sống cho bản thân. Họ thường xuyên căng thẳng, khó chịu, áy náy khi chi tiền mua gì đó cho mình. Khi con trưởng thành, những người này cố gắng bảo vệ trẻ khỏi cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, một đứa trẻ khó phát triển toàn diện nếu không trải qua đủ cung bậc cảm xúc. Ảnh: Shutterstock.
7. Lên kế hoạch cho con đi chơi với bạn: Nếu những đứa trẻ bị bao bọc thái quá có bạn, chúng và bạn lại rơi vào vòng kiểm soát khác khi cha mẹ tự lên kế hoạch cho mọi hoạt động của mình, kể cả những việc nhỏ như đi dạo hay vào siêu thị. Kiểu phụ huynh này nắm được phương thức liên lạc của bạn bè, thậm chí bố mẹ của bạn con mình. Cách họ làm có thể khiến con bị bắt nạt ở trường và đánh mất khả năng sống tự lập. Ảnh: New York Post.
8. Lo vì con rảnh, cố tìm ra việc cho làm: Không ítcha mẹ cố gắng làm con bận rộn để chúng không rời xa mình. Họ tin rằng con không thể tự quyết định nếu người lớn không phân tích hộ. Họ tự sắp xếp lịch học thêm, việc nhà, giờ chơi cho con. Đứa trẻ sẽ bận rộn đến mức không còn thời gian để hiểu chúng thực sự muốn gì. Khi lớn lên, chúng không thể tự chịu trách nhiệm và không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Ảnh: Money Crashers.
9. Luôn giúp con nếu chúng không làm được: Nhiều người luôn nghĩ nếu đứa trẻ khác làm được, con họ cũng làm được. Nếu trẻ không làm được, phụ huynh quay sang chỉ trích con và chính mình. Việc họ không xem xét năng lực, sở thích riêng của con khiến chúng cảm thấy áp lực và dần buông bỏ vì đằng nào bố mẹ cũng sẽ giúp họ hoàn thành nốt phần việc còn dở. Ảnh: We Care.
10. "Nếu con làm bẩn áo trước khi khách đến, tôi sẽ thay áo cho nó": Vấn đề ở đây không phải sự gọn gàng. Cách làm này cho thấy phụ huynh quá cầu toàn. Họ hành động, suy nghĩ để người khác thấy rằng họ hy sinh hết mực vì con cái. Ảnh: Pinterest.
Nhiều phụ huynh quan tâm thái quá và không đúng cách việc học của con. Nó không những không giúp trẻ học tốt hơn mà còn khiến mối quan hệ hai bên căng thẳng.
Thất bại là bài học rất tốt cho con trẻ nếu như bố mẹ biết cách xử lý. Đừng trách mắng con, nó đã đủ đau khổ lắm rồi, hãy an ủi và giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình.
Một số nhà giáo dục cho rằng việc để trẻ cởi trần đến trường giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện cơ thể, trong khi không ít người thấy phương pháp này quá khắc nghiệt.