Nhiều nhà sưu tầm cho rằng mọi chi tiết trên chiếc đồng hồ Rolex đều được nhà sản xuất đến từ Thụy Sĩ chuẩn hoá. Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ ngày thành lập, nhà sáng lập Hans Wilsodrf mới đưa ra quy định về logo. Sau một thế kỷ, logo vương miện đặc trưng cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi. Những phiên bản logo khác nhau cũng làm nên giá trị khác biệt cho các cỗ máy thời gian, theo GQ. |
Đúng với tên gọi, logo mang tên Smudge Crown trên chiếc Rolex Sea Dweller 1665 được nhận định là hơi mờ và không rõ nét. Tuy nhiên, nhiều người phủ nhận quan điểm này, cho rằng Smudge Crown vẫn khá rõ ràng, góp phần tạo ra giá trị lớn cho dòng phụ kiện cổ tay này. |
Gumby là tên gọi logo của mẫu Rolex 1016 Explorer. Biểu tượng vương miện này được nhà sản xuất kéo dài hơn bình thường. Đây cũng được xem là logo dài nhất của các mẫu Rolex từ trước đến nay. |
Harp (tên gọi do GQ đặt) là logo nằm trên mẫu 1675 Mark 1 GMT của thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ. Những cỗ máy thời gian này cũng được gọi là “Long E” vì thanh giữa ở chữ “E” trong từ “Rolex” dài hơn thông thường. Bên cạnh chữ “E” đặc biệt, logo vương miện cũng có một số khác biệt so với phiên bản tiêu chuẩn. Phần đế tương đối nhỏ và chi tiết gai nhọn mảnh hơn đáng kể. |
Tulip không chỉ là tên một loài hoa mà còn là một mẫu logo đặc biệt của đồng hồ Rolex 5512 Submariner. Đặc trưng của vương miện Tulip này là các chi tiết gai nhọn được xếp bằng độc đáo. |
Logo Sunrise được thấy trên những chiếc Rolex 8171. Như tên gọi, biểu tượng vương miện này trông giống hình ảnh mặt trời mọc. Chi tiết lỗ ở đế vương miện được loại bỏ hoàn toàn, tạo ra liên tưởng về đường chân trời thẳng tắp. Logo này được đánh giá là có sự khác biệt lớn nhất so với phiên bản tiêu chuẩn, khiếu nhiều người lầm tưởng với hàng nhái. |
White Swiss là logo được ứng dụng trên mẫu Rolex 5513 Submariner. Logo White Swiss có phần gai nhọn thanh mảnh, dài hơn mức bình thường. Phần đế của vương miện vì thế bị thu hẹp đáng kể. Chi tiết lỗ hình bầu dục chiếm gần hết đế logo. |
Đúng với tên gọi, logo Bart Simpson của mẫu Rolex 5513 Submariner có phần gai vương miện ngắn hơn hẳn phiên bản thông thường, giống với đầu của nhân vật hoạt hình Simpson nổi tiếng. Được sản xuất vào giữa những năm 1960, logo của những chiếc Submariner này bắt đầu ngả màu nâu vàng, càng có nhiều điểm trùng khớp với hình tượng nhân vật Simpson. Vẻ ngoài mang dấu tích thời gian góp phần gia tăng giá trị của dòng đồng hồ này từ 15.000 USD lên đến 30.000 USD trên thị trường thứ cấp. |
Burford là tên gọi logo của mẫu Rolex Submariner 6538. Cái tên này đến từ đơn vị phụ trách in mặt số The Burford Dial Company. Logo Burford nhỏ, gọn và cao bất thường. Phần lỗ hổng hình con mắt cũng được loại bỏ. |
Frog Foot là vương miện nằm trên chiếc Rolex Explorer 1655 và 1016. Tên gọi mô tả chính xác hình dáng mẫu logo giống với bàn chân ếch này. Khoảng cách giữa các “ngón chân” và “móng chân” đều giống với đôi bàn chân của loài ếch. |
Bubble Boy (tên do GQ đặt) là logo được thấy trên dòng Rolex Bubbleback được sản xuất từ thập niên 40. Theo biên tập viên GQ, chiếc vương miện này trông giống với bàn tay cố vươn ra xa. Với 10 phiên bản được liệt kê phía trên, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cho thấy nỗ lực lớn trong việc chỉnh sửa, cải tiến và hoàn thiện logo theo thời gian. Quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra đến hiện nay, hứa hẹn đem tới nhiều mẫu logo ấn tượng hơn trong tương lai. |
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.